Người đàn ông mê tiếng chim nơi rừng cây bản địa của riêng mình

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Đức Sự đã dành nhiều thời gian, công sức tìm mua các loại giống để ươm trồng và phục hồi lại rừng cây quý hiếm. Đến nay, những vạt rừng đã khép tán, phủ kín hai quả đồi thấp.

Tâm Phùng - Thanh Nga  | 14:52 06/04/2023

Người đàn ông mê tiếng chim nơi rừng cây bản địa của riêng mình

Tự động

Người đàn ông mê tiếng chim nơi rừng cây bản địa của riêng mình

Thưa quý vị bà con, sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp với trên 540 nghìn ha rừng vàtỷ lệ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước, nhiều năm qua, Quảng Bình xác định trồng rừng là chương trình kinh tế trọng điểm, địa phương cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng để phát triển kinh tế, làm giàu vốn rừng, đặc biệt là trồng rừng cây bản địa. Song, điều đặc biệt hơn cả là tại địa phương này, nhiều người dân đã trở thành tấm gương sáng trong phát triển rừng cây bản địa, dành thời gian và tâm huyết tìm hiểu, ươm trồng những loài cây rừng quý hiếm.

Tại huyện miền núi Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, chúng tôi vừa được tận mắt thấy rừng gỗ Lim xen lẫn nhiều loại cây quý hiếm do ông Nguyễn Đức Sự, ở xã Cao Quảng dày công chăm sóc.

Trên diện tích 3ha, rừng cây bản địa của ông Sự phủ một màu xanh ngát với hàng chục loại cây gỗ quý thẳng tắp. Nếu không có lời giới thiệu, chúng tôi sẽ cho rằng mình đang lạc trong một cánh rừng tự nhiên chứ không nghĩ tới nơi đây là rừng cây bản địa đã được trồng, phục hồi và phát triển bởi con người.

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Đức Sự đã dành nhiều thời gian, công sức tìm mua các loại giống để ươm trồng và phục hồi lại rừng cây quý hiếm này. Đến nay, trước mắt chúng tôi là những vạt rừng đã khép tán, phủ kín hai quả đồi thấp. Ông Sự tự hào về trái ngọt sau những nỗ lực của mình.

(Phỏng vấn 1, ông Nguyễn Đức Sự:

 “Tôi lựa chọn các giống cây rừng bản địa không chỉ có ý nghĩa về giá trị kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ tốt môi trường với mục đích là bảo tồn được nhiều giống cây rừng bản địa quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên...”

Dưới những tán rừng xanh ngát, chúng tôi nghe ông Sự kể về hành trình trồng và phục hồi rừng cây bản địa này. Hơn chục năm trước, địa phương được chính quyền giao đất rừng để phát triển sinh kế, nhiều người đã chọn trồng keo tràm bởi có thể thu lợi nhanh. Còn riêng ông Sự lại nuôi suy nghĩ và chọn hướng đi khác, ông bắt đầu tìm kiếm các giống cây rừng như lim, huỵnh, dổi, gõ… mua lại và trồng với mong muốn phát triển thành rừng gỗ lớn.

Ban đầu, hành trình này gặp nhiều khó khăn khi cây chết do không trồng đúng cách và bản thân ông chưa hiểu đúng về sự phát triển của các giống cây được trồng.

Qua thời gian, thất bại đi đôi với bài học, ông kiên trì tiếp tục tìm tòi, học hỏi và tự rút ra kinh nghiệm, việc chăm sóc rừng dần trở nên tốt hơn. Các loài cây trong rừng của ông Sự bắt đầu phát triển. Không những vậy, dưới tán rừng, ông tận dụng để trồng và phát triển các nhóm cây dược liệu. Với giải pháp trồng xen “lấy ngắn nuôi dài”, cánh rừng bản địa này đã tạo sinh kế và mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình ông.

Phỏng vấn 2-  ông Nguyễn Đức Sự :

“Tuy có giá trị kinh tế nhưng tôi muốn giữ gìn lại cho con cháu sau này…”

 Thưa quý vị, mô hình trồng rừng bản địa của ông Sự được chính quyền địa phương đánh giá cao và có tác dụng tích cực trong việc vận động bà con nhân dân trồng rừng gỗ lớn. Nhờ những cá nhân như ông Nguyễn Đức Sự, từ chỗ là điểm nóng về khai thác rừng trái phép, những năm gần đây, người dân Cao Quảng đã dần dần từ bỏ việc khai thác rừng, chuyển sang trồng rừng phát triển kinh tế.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình cho hay:

Phỏng vấn 3, ông Nguyễn Quang Huy: “Từ hiệu quả ban đầu của trồng rừng bản địa, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng mô hình, khôi phục lại diện tích rừng bằng những rừng cây bản địa; đồng thời, chuyển đổi dần rừng sản xuất sang trồng cây bản địa ở những nơi phù hợp…”

Thưa quý vị và bà con,

từ mô hình trồng rừng của ông Nguyễn Đức Sự cũng như sự ủng hộ, chung tay bảo vệ và phát triển rừng của bà con, đến nay, tại xã Cao Quảng nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, những cánh rừng xanh tốt đã mang lại giá trị kinh tế cho mỗi hộ dân, đồng thời góp phần bảo vệ và tạo sự đa dạng sinh học, hứa hẹn để lại nhiều loại gỗ quý cho thế hệ mai sau. Việc lựa chọn ươm trồng, phát triển các giống cây rừng bản địa không chỉ giúp người dân có nguồn thu nhập khá, lâu dài mà còn góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn nhiều giống cây rừng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Tự động

Người đàn ông mê tiếng chim nơi rừng cây bản địa của riêng mình

Hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Đức Sự đã dành nhiều thời gian, công sức tìm mua các loại giống để ươm trồng và phục hồi lại rừng cây quý hiếm. Đến nay, những vạt rừng đã khép tán, phủ kín hai quả đồi thấp.

Tâm Phùng - Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng