| Hotline: 0983.970.780

Để rừng thêm xanh hơn

Thứ Tư 29/03/2023 , 18:04 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng và để rừng thêm xanh…

Đến năm 2025, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của Quảng Bình sẽ được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Với nguồn tài chính này, việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn sẽ được nâng cao và ngày càng có hiệu quả hơn..

Theo ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, nguồn thu này dùng để chi trả cho các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng... góp phần ổn định đời sống người làm nghề rừng.

Đến nay, Quảng Bình có gần 600.000ha rừng, trong đó có gần 470.000 ha rừng tự nhiên và gần 120.000 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (68,59%), trữ lượng và chất lượng rừng khá cao. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện khá tốt.

Từ chi trả DVMTR, Vườn Quốc gia PN- KB đã đầu tư tái tạo rừng. Ảnh: Thanh Nga.

Từ chi trả DVMTR, Vườn Quốc gia PN- KB đã đầu tư tái tạo rừng. Ảnh: Thanh Nga.

Rừng ở Quảng Bình có hệ sinh thái ổn định so với nhiều địa phương khác và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh môi trường rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn Quảng Bình đã được triển khai trên diện tích khoảng 7.000ha do các đơn vị khai thác du lịch, thủy điện, nước sạch…

Từ rừng chi trả cho các đơn vị, gồm: Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB), các Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Minh Hóa, BQL RPH Tuyên Hóa, BQL RPH Đồng Hới và ven biển tỉnh Quảng Bình, UBND xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) với số tiền mỗi năm khoảng 7,5 tỷ đồng.

Trong đó, riêng BQL Vườn Quốc gia PN-KB nhận được số tiền DVMTR mỗi năm khoảng 6,7 tỷ đồng từ các đơn vị khai thác du lịch, dịch vụ trong khu vực vườn. 

Với nguồn kinh phí từ chi trả DVMTR, Vườn Quốc gia PN- KB đã đầu tư tái tạo rừng, xây dựng được quỹ chung, sử dụng vào hoạt động hỗ trợ tổ tuần tra bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng...

Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc BQL Vườn Quốc gia PN-KB cho biết, từ nguồn thu của DVMTR, Vườn đã xây dựng và triển khai phương án bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng cũng như công tác tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên toàn lâm phận.

“ Đơn vị trích một phần kinh phí để tái đầu tư rừng, hỗ trợ thêm chế độ cho lực lượng tham gia bảo vệ rừng, xây dựng các mô hình sinh kế cho bà con gần rừng.”- ông Phạm Hồng Thái nói thêm.

Chương trình giảm phát thải Bắc Trung bộ do Chính phủ Việt Nam xây dựng kỳ vọng sẽ giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo tồn, nâng cao trữ lượng các bon, quản lý rừng bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng. Mục tiêu của chương trình là giảm phát thải khí nhà kính từ năm 2018-2024 xuống 20% so với mức tham chiếu.

Tham gia vào chương trình, Quảng Bình dự kiến sẽ giảm gần 1,7 triệu tấn CO2 thông qua việc thực hiện các giải pháp đồng bộ để hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng trữ lượng các bon rừng, quản lý rừng bền vững.

Rừng thêm xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Ảnh: Thanh Nga.

Rừng thêm xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội các địa phương. Ảnh: Thanh Nga.

Chương trình còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng, kiểm soát chuyển đổi rừng, quản lý rừng bền vững, đa dạng nguồn sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân gần rừng.

 Dự kiến từ năm 2023-2025, Quảng Bình sẽ nhận được 12,1 triệu USD chương trình giảm phát thải Bắc Trung bộ. Thực hiện chương trình, khung pháp lý về kiểm soát mất rừng, suy thoái rừng và quản trị rừng sẽ được cải thiện để giảm phát thải khí CO2.

Theo ông Nguyễn Văn Long, chương trình trực tiếp đóng góp vào việc tạo nguồn tài chính từ bán tín chỉ giảm phát thải và tăng cường hấp thụ các bon, phục vụ quản lý rừng bền vững.

“Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon quy định tại Luật Lâm nghiệp. Qua đó, cho rừng Quảng Bình thêm xanh hơn”- ông Nguyễn Văn Long cho biết thêm.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.