Với mong muốn bảo tồn và phát triển những giống cây gỗ bản địa. Ông Nguyễn Đức Sự (Quảng Bình) đã trồng và phục hồi lạị rừng cây bản địa quý hiếm.
Với mong muốn bảo tồn và phát triển những giống cây gỗ bản địa, ông Nguyễn Đức Sự, ở xã Cao Quảng, huyện miền núi Tuyên Hóa , Quảng Bình, đã dành nhiều thời gian, công sức để đi tìm mua các loại giống về tự ươm trồng và và phục hồi lại rừng quý hiếm.
Tại hai quả đồi thấp, những vạt rừng đã khép tán.. Trên diện tích 3hecta, rừng cây bản địa của ông phủ một màu xanh ngát với hàng chục loại cây rừng thẳng tắp. Nhiều người đến nơi đây vẫn nghĩ đây là rừng tự nhiên chứ không phải ra rừng cây bản địa đã được ông Sự trồng, phục hồi và phát triển.
Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Sự - thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình:
“Tôi lựa chọn các giống cây rừng bản địa không chỉ có ý nghĩa về giá trị kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ tốt môi trường mà mục đích là bảo tồn được nhiều giống cây rừng bản địa quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên...”
Ông Sự cho biết, hơn chục năm trước, khi được giao đất rừng, nhiều người đã chọn trồng keo tràm để thu lợi nhanh. Riêng ông lại có hướng đi khác. Nuôi ý chí trồng rừng gỗ lớn.. Để có khu rừng toàn cây gỗ bản địa như hôm nay, ông không quản thời gian và công sức, đi rất nhiều nơi tìm các giống quý hiếm. Thời điểm ban đầu, ươm giống và trồng, ông Sự gặp rất nhiều khó khăn. Cây chết nhiều do không trồng đúng cách và chưa hiểu đúng về sự phát triển của cây bản địa.
Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Sự - thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình:
“Tuy có giá trị kinh tế nhưng tôi muốn giữ gìn lại cho con cháu sau này”
Qua thời gian, nhờ tìm tòi, học hỏi và dần có kinh nghiệm, các loài cây trong rừng của ông bắt đầu phát triển tốt. Hiện rừng cây của ông có nhiều loài thân gỗ lớn quý hiếm như: lim, gõ, dổi… Dưới cánh rừng bản địa ông còn tận dụng tán rừng để trồng cây dược liệu, tạo sinh kế từ việc trồng rừng.
Từ chỗ là điểm nóng về khai thác rừng trái phép, những năm gần đây người dân Cao Quảng đã dần dần từ bỏ việc khai thác rừng để chuyển sang trồng rừng bản địa phát triển kinh tế với diện tích lên đến hàng ngàn héc ta.
Phỏng vấn ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình
“Từ hiệu quả ban đầu của trồng rừng bản địa, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng mô hình, khôi phục lại diện tích rừng bằng những rừng cây bản địa; đồng thời, chuyển đổi dần rừng sản xuất sang trồng cây bản địa ở những nơi phù hợp…”
Việc lựa chọn các giống cây rừng bản địa không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập khá, lâu dài mà còn góp phần bảo vệ tốt môi trường và bảo tồn nhiều giống cây rừng quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên/.