Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 – 2024; Đồng Tháp chuyển đổi số hiệu quả; Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế.

Quỳnh Anh  | 10:47 02/07/2024

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024

Tự động

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 2/7 sẽ có những nội dung chính sau: Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 – 2024; Đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để canh tác lúa giảm phát thải; Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 2/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại hội nghị tổng kết công tác vận hành công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Miền Nam quản lý, vừa diễn ra, mùa khô năm 2023-2024 đã xảy ra các đợt xâm nhập mặn tăng cao và diễn biết bất thường với thời gian kéo dài, độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào các cửa sông lên đến 60km. Tuy nhiên, do có sự vận hành kiểm soát nguồn nước từ các công trình thủy lợi như Cụm cống Cái Lớn – Cái Bé và Xẻo Rô, tỉnh Kiên Giang, cống âu thuyền Ninh Quới, tỉnh Bạc Liêu, cống Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nên chiều sâu  xâm nhập mặn đã giảm, giữ ổn định ranh mặn, không gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Thông tin thêm về nội dung này Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng để canh tác lúa giảm phát thải

Theo thống kê, tổng lượng rơm rạ mỗi năm ở ĐBSCL khoảng trên 24 triệu tấn. Tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn 7 triệu tấn rơm rạ, xấp xỉ 30% được thu gom, di chuyển khỏi đồng ruộng. Phần lớn nông dân sẽ vùi rơm vào đất hoặc đốt đồng. Hiện nay, trong bối cảnh Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã được khởi động và đang thực hiện thí điểm tại một số địa phương, việc đưa rơm rạ ra khỏi cánh đồng, không chôn vùi xuống ruộng để giảm phát thải là điều cần phải thực hiện. Việc thu gom rơm rạ từ đồng ruộng để làm phân hữu cơ không những tăng giá trị rơm rạ, mà còn giảm phát thải khí nhà kính so với cày vùi rơm vào ruộng ngập nước.

  • Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Bình Phước, thời gian qua, chăn nuôi lợn, gà trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh theo hướng trang trại quy mô lớn, công nghệ cao và khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Các chuỗi liên kết sản phẩm đã và đang đi vào hoạt động có chiều sâu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6 vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle trên gia cầm. Vùng chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn cổ điển đang triển khai tại 2 huyện. Đặc biệt, Bình Phước đã có sản phẩm gia cầm của Công ty TNHH CPV Food xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp này tổ chức chăn nuôi tại 6 huyện thị. Hiện các huyện thị này đã tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế.

  • Bình Định nâng tỷ lệ người dân miền núi được sử dụng nước sạch

Những năm gần đây, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các địa phương ở tỉnh Bình Định đã sửa chữa một số công trình nước tự chảy cũ và đầu tư công trình đưa nước sinh hoạt về các bản làng, giúp bà con dần ổn định cuộc sống.  Hiện, các công trình cấp nước mới chỉ giải quyết "bài toán" cấp nước sinh hoạt ổn định, nhưng đáp ứng rất tốt việc thiếu nước vào mùa khô ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỉnh Bình Định phấn đấu, đến năm 2025 đạt 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

  • Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi số hiệu quả

Mỗi vụ, nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp canh tác trên dưới 30 nghìn ha lúa, hàng nghìn ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày cùng nhiều vườn cây ăn trái các loại... Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, toàn huyện đã lắp đặt 6 Trạm giám sát côn trùng thông minh; đa số nông dân đều ứng dụng công nghệ số vào sản xuất như: hệ thống tưới tiết kiệm nước; sạ lúa giống, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái...  Đến nay, toàn huyện Tam Nông có 12 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 Tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Toàn huyện có gần 90% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế điện tử; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến 100% cơ quan hành chính, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước...

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, khô năm 2023 – 2024 ở ĐBSCL có diễn biến bất thường vào các tháng 2, 3, 4 và 5, với thời gian kéo dài, độ mặn 1‰ xâm nhập sâu vào các cửa sông, lấn sâu vào nội đồng lên đến 60km. Tuy nhiên, nhờ có sự vận hành kiểm soát nguồn nước từ các công trình thủy lợi, đặc biệt là cống Cái Lớn – Cái Bé, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống dân sinh vẫn được đảm bảo. Tại hội nghị tổng kết công tác vận hành công trình do Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Miền Nam quản lý mới đây, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó cục trưởng Cục Thủy lợi đã công bố Quyết định của Bộ NN-PTNT ban hành Quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc hệ thống Cái Lớn - Cái Bé, thay cho quy trình vận hành tạm thời trước đây, đồng thời, đưa ra những đánh giá về công tác thủy lợi trong mùa khô 2023 – 2024.

Băng:

Văn Vũ

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 2/7/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tham gia Đoàn Công tác của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Văn phòng Bộ. Sau đó, dự Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc với Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Nghe báo cáo một số nội dung về dự thảo Nghị định Phòng thủ dân sự.  

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp nghe báo cáo hồ sơ quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia. Sau đó,       Họp theo lịch của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc nhập khẩu cá Tầm.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung làm việc với tổ chức Croplife

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 - 2024

Thủy lợi chủ động bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023 – 2024; Đồng Tháp chuyển đổi số hiệu quả; Bình Phước tiệm cận vùng an toàn dịch bệnh theo chuẩn quốc tế.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng