Ứng dụng khoa học tính toán để nâng cao năng lực cảnh báo sớm

Bảo Thắng - Thứ Hai, 01/07/2024 , 20:02 (GMT+7)

Hà Nội Hội nghị quốc tế về Khoa học tính toán và Ứng dụng (ICCSA) lần thứ 24 được tổ chức từ ngày 1 đến 4/7/2024 tại Trường Đại học Thủy lợi.

Từ trái qua: GS.TS Trịnh Minh Thụ, Chủ tịch ICCSA 2024 Osvaldo Gervasi và PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái. Ảnh: Bảo Thắng.

Đây là hội nghị thường niên, được tổ chức lần đầu vào năm 2001, tại San Francisco, Hoa Kỳ. Lần gần nhất, hội nghị diễn ra tại Athens, Hy Lạp vào năm 2023. ICCSA 2024 là lần thứ hai Việt Nam tổ chức hội nghị, sau lần đầu tiên vào năm 2013, tại TP Hồ Chí Minh.

Ông Osvaldo Gervasi, Đại học Perugia, Italia, Chủ tịch Hội nghị đánh giá, thời gian qua Việt Nam rất quan tâm đầu tư phát triển khoa học tính toán, trong đó có lĩnh vực thủy lợi. Khi làm việc với Trường Đại học Thủy lợi, ban tổ chức đánh giá cao tinh thần hợp tác, hỗ trợ của nhà trường, đặc biệt là sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm tổ chức những sự kiện quốc tế.

"Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển khoa học tính toán, bao gồm cả lĩnh vực thủy lợi. Nhờ những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, học máy, chúng ta có thể thiết kế các mô hình mô phỏng sát nhất điều kiện thực tế. Từ đó, xây dựng, chuẩn hóa được các hệ thống cơ sở dữ liệu và cung cấp những lựa chọn đúng đắn", ông Gervasi chia sẻ.

Toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất định, bao gồm xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Bằng cách tăng cường sử dụng công nghệ, nhân loại có thể ngăn chặn một số tác động xấu và dự báo được những điều có thể xảy ra tiếp theo, theo chuyên gia người Italia. Ông cũng nói thêm rằng, thông qua các mô hình đáng tin cậy trong dự báo thời tiết, con người có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, trong đó có chỉ đạo, tổ chức sản xuất nông nghiệp. 

Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi Trịnh Minh Thụ phát biểu tại lễ khai mạc ICCSA 2024. Ảnh: Bảo Thắng.

Khoa học tính toán là trụ cột chính của hầu hết các nghiên cứu, ứng dụng công nghiệp và thương mại hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các công nghệ mới. Chuỗi hội nghị ICCSA đã và đang cung cấp địa điểm cho các nhà khoa học trong ngành thảo luận về những ý tưởng mới, để chia sẻ các vấn đề phức tạp và giải pháp, đồng thời định hình các xu hướng mới trong khoa học tính toán.

Với định hướng phản ánh xã hội từ quan điểm khoa học, chủ đề nổi bật của năm nay là "Học máy và Trí tuệ nhân tạo" (Machine Learning và AI) cũng như các ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp.

Hội nghị được chia thành 6 chủ đề chính, bao gồm: Phương pháp tính toán, Thuật toán và ứng dụng khoa học; Tính toán hiệu năng cao và Mạng máy tính; Mô hình hình học, Đồ họa và Trực quan hóa; Ứng dụng nâng cao và mới nổi; Hệ thống thông tin và Công nghệ; Quy hoạch đô thị và khu vực.

Ngoài ra, hội nghị còn 55 hội thảo, tập trung vào các vấn đề thời sự có tầm quan trọng đối với khoa học, công nghệ và xã hội.

Những nội dung chính sẽ được trình bày như cách tiếp cận toán học mới để giải quyết các hệ thống tính toán phức tạp, thông tin và kiến ​​thức về Internet vạn vật, phương pháp thống kê và tối ưu mới, các vấn đề về phát triển bền vững, thành phố thông minh và một số công nghệ liên quan.

Hàng trăm đại biểu quốc tế đăng ký tham dự hội nghị. Ảnh: TLU.

Hội nghị lần này gồm 2 tuyển tập (LNCS 14813-14814) với các báo cáo được phản biện. Ngoài ra, các báo cáo được phản biện của 55 hội thảo, kỷ yếu hội thảo, được xuất bản trong một bộ riêng biệt gồm 11 tuyển tập (LNCS 14815-14825).

Ban tổ chức đã chấp nhận 53 bài báo đầy đủ, 6 bài báo ngắn và 3 bài báo trưng bày dành cho nghiên cứu sinh trong tổng số 207 bài nộp (tỷ lệ chấp nhận 30%). Đối với 55 hội thảo, Ban tổ chức đã chấp nhận 281 bài báo đầy đủ, 17 bài báo ngắn và 2 bài báo trưng bày dành cho nghiên cứu sinh.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp, với sự tham dự trực tiếp của một số đại biểu do Trường Đại học Thủy Lợi chủ trì tại Hà Nội.

GS.TS Trịnh Minh Thụ, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ, trong thời đại hiện nay, ngành thủy lợi thường xuyên phải đối mặt với những bài toán liên ngành, hoặc những vấn đề liên quan dữ liệu lớn (Big data). Do đó, việc cập nhật, nâng cấp khoa học tính toán giữ vai trò quan trọng.

Những năm qua, nhà trường đã đào tạo đa ngành, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin truyền thông để giải quyết những bài toán thực tiễn, liên quan nông nghiệp, nông thôn, nông dân như hạn hán, sạt lở ở bờ sông, cửa biển, xâm nhập mặn, hoặc cảnh báo thiên tai...

Đại biểu trong nước và quốc tế chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị. Ảnh: Bảo Thắng.

Thông qua các tổ, nhóm nghiên cứu mũi nhọn, nhà trường đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, cả truyền thống lẫn kết hợp khoa học công nghệ thông tin để cùng giải quyết vấn đề. 

"Đẩy mạnh ứng dụng khoa học tính toán giúp chúng ta có thể nâng cao năng lực cảnh báo sớm, đặc biệt là tăng tốc độ phản hồi và độ chính xác của thông tin", ông Thụ cho biết và nói thêm, rằng những nghiên cứu chuyên sâu còn giúp nông dân truy xuất nguồn gốc nông sản và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Theo Hiệu trưởng Trịnh Minh Thụ, nhiều diễn giả nổi tiếng sẽ trình bày tại ICCSA 2024. Dự kiến ​​có 3 giáo sư, trong đó có ông Biswajeet Pradhan, Đại học Công nghệ Sydney, Australia; ông K. Chang, Giáo sư danh dự, Đại học bang Iowa, Hoa Kỳ; bà My Thai, Phó Giám đốc Viện Nelms, Đại học Florida.

Cụ thể, bài trình bày của ông Pradhan sẽ tập trung vào khai thác trí tuệ nhân tạo để phân tích không gian trong đánh giá mối nguy hiểm tự nhiên. Ông Chang kể lại hành trình của bản thân trong hơn 40 năm nghiên cứu phần mềm, phát triển trí tuệ nhân tạo. Bà Thai chia sẻ các vấn đề liên quan đến bảo vệ bảo mật trong các mô hình ngôn ngữ lớn.

Bảo Thắng
Tin khác
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.

Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân
Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân

Đào tạo nghề cho nông dân, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ, phải đạt được hai tiêu chí thiết thực và hiệu quả, chứ không thể chạy theo phong trào.