Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững; Sâu bệnh hại lúa có thể phát sinh, gây hại nặng; Bình Thuận thực hiện canh tác lúa cải tiến hiệu quả.

Quỳnh Anh  | 09:02 15/08/2024

Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Tự động

Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 15/8 sẽ có những nội dung chính sau: Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững; Sâu bệnh hại lúa có thể phát sinh, gây hại nặng; Bình Thuận thực hiện hiệu quả mô hình canh tác lúa cải tiến.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 15/8/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợnbền vững do Bộ NN-PTNT tổ chức vào hôm qua, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm nay ước đạt hơn 25 triệu con. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,5 triệu tấn. Tổng đàn lợn nái hiện nay ổn định khoảng 3 triệu con. Chăn nuôi lợn chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán không còn nhiều, đây là thời điểm quan trọng để ngành chăn nuôi nói chung, nuôi lợn nói riêng tập trung tháo gỡ những khó khăn, chuẩn bị điều kiện cần thiết để đảm bảo đủ nguồn cung an toàn, chất lượng. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Khẩn trương trồng cây vụ đông trên diện tích lúa chết do ngập úng

Thống kê diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn thành phố, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội cho biết, tính đến nay toàn thành phố có khoảng 172,1ha lúa bị mất trắng, tập trung ở các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai và Thạch Thất. Do không còn trong thời vụ gieo cấy lúa tốt nhất nên những diện tích lúa hỏng người dân đã ngừng việc chăm sóc. Để đảm bảo hoàn thành mùa vụ sản xuất năm 2024, Sở NN-PTNT thành phố đã chỉ đạo các địa phương có diện tích lúa hỏng nên chuẩn bị đất để trồng các loại rau màu và cây vụ đông sớm, như: Dưa chuột, cà chua, rau các loại.

  • Sâu bệnh hại lúa có thể phát sinh, gây hại nặng

Vụ mùa năm nay, diện tích lúa toàn tỉnh Bắc Giang là 48.400 ha; trong đó trà mùa sớm hơn 16.900 ha đang ở giai đoạn làm đòng; trà mùa chính vụ hơn 26.600 ha đang ở giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái; trà mùa muộn hơn 4.800 ha đang đẻ nhánh. Qua công tác kiểm tra của cán bộ chuyên môn đã phát hiện nhiều trà lúa mùa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Bệnh bạc lá, đốm sọc cũng xuất hiện rải rác trên một số cánh đồng... Dự báo trong thời gian tới, các đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại nặng. Đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy sẽ nở rộ với mật độ rất cao; bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá sẽ gây hại trên những ruộng lúa bón thừa đạm. Ngành Nông nghiệp nhận định, nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời, các đối tượng sâu bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa vụ mùa trên toàn tỉnh.

  • Bình Thuận thực hiện hiệu quả mô hình canh tác lúa cải tiến

Giai đoạn 2016 - 2023, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã tập huấn và triển khai các mô hình canh tác lúa cải tiến - SRI tại các huyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh. Nhờ đó, đã giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa từ 7 - 55% qua các vụ, trung bình 20% so với sản xuất truyền thống. Đồng thời, bà con đã thay đổi phần nào nhận thức trong canh tác lúa như giảm lượng nước tưới phù hợp, giảm lượng giống gieo sạ từ 25 - 30kg/sào xuống còn 12 - 15kg/sào. Để tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chí phí đầu vào, tăng lợi nhuận cho nông dân, thời gian tới, Trung tâm sẽ triển khai các mô hình "cánh đồng không dấu chân" trên các vùng lúa trọng điểm, dự kiến xuống giống trong vụ mùa 2024 và đông xuân 2024 - 2025.

  • Bình Dương có lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng phê duyệt mới đây, Bình Dương xác định hút mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng sinh thái xanh, sạch. Thực tế, theo thống kê từ UBND tỉnh Bình Dương, đến nay, tỉnh có gần 5.800 ha đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 4 khu nông nghiệp Công nghệ cao. Toàn tỉnh có 80 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt. Bình Dương hiện cũng có 2 nguồn lực quan trọng là diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và nguồn lao động nông thôn dồi dào. Về định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương, ngoài nông nghiệp hữu cơ, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch tại 4 huyện phía Bắc là Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, tính đến tháng 6 năm nay, tổng số lợn của cả nước ước đạt hơn 25 triệu con, tăng gần 3% so với cùng thời điểm năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,5 triệu tấn, tăng hơn 5% so với cùng kỳ. Chăn nuôi lợn tại nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Nhấn mạnh: Thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán không còn nhiều, đây là thời điểm quan trọng để ngành chăn nuôi nói chung, nuôi lợn nói riêng tập trung tháo gỡ những khó khăn, chuẩn bị điều kiện cần thiết để đảm bảo đủ nguồn cung an toàn, chất lượng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đưa ra một số giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn bền vững trong thời gian tới.

Băng:

Quanh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 15/8/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Làm việc với Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 26. Sau đó, dự tọa đàm phát triển sâm Việt Nam.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo Tổng kết dự án Mạng lưới nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thông cho các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công. Nghe Cục Thủy sản báo cáo hoạt động nghề cá trên biển. Sau đó, dự Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm hoạt động của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam và sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 2728 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm việc với Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 26. Sau đó, cùng Phó Thủ tướng Chính phủ - Tổ trưởng Tổ công tác số 3 làm việc với các Bộ, ngành về công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm việc với Viện nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Xử lý công việc thường xuyên.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững

Những giải pháp chính để chăn nuôi lợn phát triển bền vững; Sâu bệnh hại lúa có thể phát sinh, gây hại nặng; Bình Thuận thực hiện canh tác lúa cải tiến hiệu quả.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc