| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai phát triển ngành chăn nuôi hiện đại

Thứ Năm 08/08/2024 , 17:20 (GMT+7)

Là tỉnh có ngành chăn nuôi lớn nhất cả nước, Đồng Nai đang đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững, hiện đại, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến sâu cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến sâu cho ngành chăn nuôi. Ảnh: Lê Bình.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết, trong xu thế phát triển chung của cả nước, Đồng Nai đã định hướng phát triển ngành chăn nuôi đến 2030 là một ngành hiện đại, bao gồm về quy mô, cơ sở hạ tầng, quy trình chăn nuôi ở các trang trại.

Bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ cũng sẽ được đầu tư nhằm đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm.

Để hiện đại hóa ngành chăn nuôi, trong thời gian tới, chăn nuôi Đồng Nai sẽ được nâng cao về năng lực kiểm soát dịch bệnh. Cụ thể, Đồng Nai đã đặt ra mục tiêu là xây dựng được 10 vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Việt Nam, trong đó có 3 vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới để hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Ở khâu giết mổ, Đồng Nai sẽ thu hẹp dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tập trung đầu tư, hình thành các cơ sở giết mổ quy mô lớn để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y cho các sản phẩm thịt khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, Đồng Nai sẽ nâng cao năng lực chế biến, đặc biệt là chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi.

Đồng Nai cũng sẽ tập trung nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát về vật tư phục vụ chăn nuôi. Cụ thể là nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát thuốc thú y, nguyên liệu, phụ gia dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, qua đó, tạo ra nguồn vật tư đầu vào có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn cho chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trong xu hướng phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, trang trại ở Đồng Nai đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa chuồng trại, thiết bị chăn nuôi.

Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng, công nghệ chăn nuôi ở các doanh nghiệp, trang trại lớn hiện đã rất khác so với mười hay hai mươi năm trở về trước. Nhiều doanh nghiệp, trang trại đã tiếp cận được những công nghệ mới của các nước chăn nuôi tiên tiến.

Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư các cơ sở giết mổ quy mô lớn. Ảnh: Lê Bình.

Đồng Nai sẽ tập trung đầu tư các cơ sở giết mổ quy mô lớn. Ảnh: Lê Bình.

Việc hiện đại hóa chuồng trại, thiết bị chăn nuôi giúp cho các cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về môi trường. Đồng thời, việc đổi mới công nghệ giúp cho các doanh nghiệp, trang trại sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Ông Công cũng cho rằng, bên cạnh việc phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, hiện đại, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, Đồng Nai cần quan tâm xây dựng hệ thống giết mổ và phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm thịt. Bởi chưa tính gia cầm, mỗi ngày, ngành chăn nuôi Đồng Nai đang cung ứng cho thị trường TP HCM, thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận khoảng 8.000 con heo.

Lượng heo hơi đưa ra thị trường lớn như vậy thì rất cần có một những cơ sở giết mổ quy mô lớn ngay trên địa bàn Đồng Nai để có thể tổ chức giết mổ, phân phối một cách bài bản, chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.

Trên tinh thần đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất thành lập một chợ đầu mối chuyên về các sản phẩm thịt ở chợ Tân Biên (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Chợ đầu mối này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt của Đồng Nai trước khi đưa tới các kênh phân phối, tiêu thụ.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Cần Thơ lên tiếng về lùm xùm liên kết thu mua lúa

CẦN THƠ Phát triển hợp đồng điện tử, doanh nghiệp thu mua lúa ký trực tiếp với nông dân được kỳ vọng là giải pháp đủ pháp lý, minh bạch quá trình liên kết.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất