Những hàng rào trên lộ trình xuất khẩu
Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ là hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản mà còn phải tiếp cận với những xu hướng tiêu dùng mới của thế giới.
Bảo Thắng | 06:07 08/12/2023
Chương trình phát thanh
Những hàng rào trên lộ trình xuất khẩu
Băng a
Băng b
Thưa quý vị, vừa rồi là những tâm tư, trăn trở của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế. Từng có thời điểm, việc bị trả lại hàng, bị phạt hay lúng túng khi không đáp ứng được các yêu cầu của quốc gia nhập khẩu, nhất là những thị trường khó tính, đã là một hàng rào vô hình ngăn nông sản Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nếu như trước đây, hàng rào thuế quan là thách thức lớn nhất, thì nay yếu tố lo ngại số một lại là hàng rào kỹ thuật. Ông ĐẬU ANH TUẤN, PHÓ TỔNG THƯ KÝ VCCI chia sẻ
Băng c
Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 19 Hiệp định thương mại song phương và đa phương, trong đó có 16 FTA đã ký chính thức và 3 Hiệp định đang tiến hành đàm phán.
Số lượng FTA chắc chắn sẽ tăng thêm trong thời gian tới, khi mà Việt Nam đặt mục tiêu trở thành bếp ăn của thế giới, đồng thời giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, thủy sản liên tiếp lập kỷ lục mới qua từng năm. Tuy nhiên, điều này đã gián tiếp đặt ra thêm những hàng rào về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp trong nước.
Ông Lê Thanh hòa, Phó cục trưởng Chất lượng chế biến và phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh điều này, đồng thời khuyến cáo cần nhanh chóng cập nhật thông tin để nắm bắt các xu thế tiêu dùng mới.
Băng d
Một hàng rào nữa, mới nổi, nhưng cũng gây ra những vấn đề nhất định cho doanh nghiệp xuất khẩu, đó là hàng rào từ đối tác nhập khẩu hay còn gọi là hàng rào siêu thị.
Mới nhất, hồi tháng 9 năm nay, một số siêu thị tại Vương quốc Anh đã dừng bán sản phẩm thanh long Việt Nam. Sau đó, Cục Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh đã đề xuất nâng tần suất kiểm tra lên thành 50% với sản phẩm thanh long có nguồn gốc Việt Nam.
Vụ việc tiếp tục được các cơ quan chức năng nghiên cứu, làm rõ. Trên góc độ cơ quan đầu mối cung cấp thông tin về kiểm dịch, an toàn thực phẩm theo thông lệ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định, việc một siêu thị nào đó ở Anh dừng bán sản phẩm thanh long Việt Nam là hoạt động không liên quan đến việc phía Anh dự kiến tăng tần suất kiểm tra.
Phó Giám đốc Ngô Xuân Nam cho biết thêm rằng, việc gia tăng hay giảm tần suất kiểm tra đối với một mặt hàng xuất khẩu là hoàn toàn bình thường trong thương mại quốc tế.
Băng e
Với quan điểm, thông tin SPS là tín hiệu thị trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng đã đến lúc người dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp cần thay đổi tư duy, thay vì đi từ đồng ruộng đến bàn ăn của nhà mình, thì đi tới bàn ăn của thế giới.
Vấn đề của ngành nông nghiệp không còn là loay hoay hỗ trợ tiêu thụ nông sản và làm sao xuất khẩu được nhiều nông sản. Giờ là lúc phải tiếp cận với những xu hướng chung của thế giới như tiêu dùng xanh, nhất là đối với thị trường EU, không chỉ là an toàn, vệ sinh thực phẩm mà còn là những yếu tố như cân bằng carbon, giảm phát thải.
Băng f
Thưa quý vị và bà con!
Gần 40 năm đổi mới đã nâng nông nghiệp Việt Nam lên tầm thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn xung đột địa chính trị và lạm phát xảy ra trên phạm vi toàn cầu, nông nghiệp càng khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế khi vừa đảm bảo được an ninh lương thực, vừa duy trì đà tăng giá trị xuất khẩu và các chỉ tiêu phát triển bền vững.
Mục tiêu xuất khẩu trong năm 2024, 2025 rất có thể sẽ vượt ngưỡng 55 tỉ USD. Và để hoàn thành nhiệm vụ ấy, hơn lúc nào hết, cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng và người dân phải chung tay vượt qua những hàng rào thách thức, giống như cách Việt Nam đã thành công vang dội khi đạt thắng lợi kép trong đại dịch Covid-19.
Những hàng rào trên lộ trình xuất khẩu
Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp hiện nay không chỉ là hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản mà còn phải tiếp cận với những xu hướng tiêu dùng mới của thế giới.
Bảo Thắng
Tin liên quan
Các chương trình
Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.