Những người giữ xuân nơi biển trời Đông Bắc

Những ngày cuối năm Quý Mão 2023, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có dịp đến thăm các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ nơi vùng biển đảo Đông Bắc.

Tiến Thành  | 09:10 07/02/2024

Những người giữ xuân nơi biển trời Đông Bắc

Tự động

     

Những người giữ xuân nơi biển trời Đông Bắc

MC1: Những ngày cuối năm 2023, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và đoàn phóng viên đã đến thăm chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ nơi vùng biển đảo Đông Bắc. Chuyến đi đã mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ, lắng đọng trong mỗi người “hương vị” ấm áp giữa tiết trời lạnh giá.

MC2: Tờ mờ sáng, dưới tiết trời lạnh căm căm, sương mù phủ kín mặt quân cảng Hạ Long thuộc Lữ đoàn 170 Hải quân, con tàu phiên hiệu 285 chở cán bộ chiến sỹ vùng 1 Hải quân bắt đầu kéo còi rời bến.

Con tàu đạp sóng, vén dần những lớp sương mù dày đặc tiến thẳng ra biển. Trên đất liền đã lạnh, ngoài khơi, gió rét còn mạnh hơn gấp nhiều lần. Cái rét như cắt da cắt thịt, thế nhưng, với những người lính hải quân vốn đã quen với sóng gió, dường như chẳng thấm tháp vào đâu.

Sau hơn 2 giờ vượt sóng gió, tàu 285 cập cảng đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn. Sau nghi thức chào theo tác phong người lính, những chiến sỹ hải quân thuộc trung đoàn 151 đón đoàn bằng những cái ôm, bắt tay đầy ấm áp, như xua đi cái lạnh giá giữa biển trời Đông Bắc.

Lần đầu đến với xã đảo Trà Bản, trái ngược với sự ồn ào nơi phố thị, tôi có thể cảm nhận được nét bình yên toát lên từ khung cảnh nơi đây. Men theo con đường nông thôn mới đã được bê tông hóa, đoàn công tác đã tới doanh trại Trạm rađa 485, Trung đoàn 151 Hải quân ở thôn Đông Lĩnh.

Những ngày cuối năm, không khí tết dường như đã bao trùm khắp xã đảo. Từ những tấm băng rôn chúc mừng năm mới chào xuân Giáp Thìn, cho đến những cành đào, cành mai đang e ấp nụ, chỉ chờ đến dịp sẽ nở hoa rực rỡ. Đại úy Phạm Văn Định, Trạm trưởng Trạm rađa 485 cho biết, thời điểm này, cùng với trực sẵn sàng chiến đấu, đơn vị đang chuẩn bị cho các chiến sỹ hải quân đón Tết nơi đảo xa.

Mang trên mình nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển Đông Bắc, Trạm rađa 485 nằm trên đỉnh núi Tiên Nữ, nơi có độ cao gần 450m so với mực nước biển.

Để đi lên đỉnh núi này, đoàn công tác phải mất gần 3 giờ đi bộ vượt qua quãng đường hơn 5km đèo cao, với hơn 1300 bậc thang do chính tay các chiến sỹ nơi đây kỳ công xây đắp. Xuyên qua cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, Trạm 485 dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Từ trên cao nhìn xuống, tất thảy những vùng biển, đảo lân cận như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu… đều thu vào trong tầm mắt. Tư lệnh Hải quân vùng 1 Vũ Văn Nam cho biết:

Băng 1

Trạm rada 485 là nơi làm việc của 10 chiến sỹ hải quân, trong đó, quá nửa là những người lính trẻ, tuổi đời chỉ mới đôi mươi. Gương mặt khá “non” nhưng tác phong đầy chững chạc, chiến sỹ Sùng Sinh (20 tuổi), người dân tộc H’Mông, trực gác trên trạm rađa 485 chia sẻ:

Băng 2

Là người dân tộc miền núi, chàng trai trẻ Sùng Sinh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống trên trạm rada 485. Tròn 1 năm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, Sùng Sinh có thể yên tâm công tác khi có gia đình luôn ủng hộ phía sau, bên cạnh đó còn có người bạn gái thấu hiểu, sẻ chia, sẵn sàng đợi người lính trẻ trở về:

Băng 3

Tạm biệt những người lính Trạm rada 485, chúng tôi tới thăm và chúc Tết Lữ đoàn tuần tiễu, đổ bộ 169 tại quân cảng Vạn Hoa (huyện Vân Đồn). Dù đang là những ngày giáp Tết, thế nhưng những chiến sỹ trẻ vẫn miệt mài luyện tập trên mâm pháo, lưng người nào người nấy ướt đẫm mồ hôi dù tiết trời lạnh giá.

Băng 4

Chuẩn Đô đốc Vùng 1 Hải quân Vũ Văn Nam cho biết, lữ đoàn 169 là đơn vị mới được thành lập và bố trí đóng quân tại quân cảng Vạn Hoa. Vị trí này được Hải quân tiếp quản lại từ thời Pháp thuộc, có vị trí chiến lược quan trọng. Và đây cũng là nơi xuất phát đầu tiên của những đoàn tàu "không số" chở vũ khí, đạn dược chi viện cho miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

        Đón chúng tôi lên âu cảng là những người lính hải quân có khuôn mặt rám nắng, rắn rỏi, ánh mắt luôn rực cháy niềm tin và sự kiên định. Thượng tá Nguyễn Đức Thọ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 169 chia sẻ:

Băng 5

Đối với những người lính hải quân nơi đây, biển đảo là nhà, đồng đội là người thân. Đặc biệt, vào thời điểm Tết Nguyên đán 2024, với những chiến sỹ hải quân đang thực hiện nhiệm vụ nơi đảo xa, họ luôn dành một góc nhỏ trong mỗi trái tim, nơi chứa đựng hình ảnh quê nhà, hình ảnh gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau trong phút giây giao thừa. Những điều thiêng liêng đó đã tiếp thêm sức mạnh, ý chí, quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Tranh thủ những phút giải lao ngắn ngủi, chiến sỹ trẻ Lại Văn Thanh (Lữ đoàn 169 Hải quân vùng 1) gửi gắm những lời chúc, lời động viên đến người thân, đồng đội: Băng 6

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng căng mình trước gió, hình ảnh Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió, hồn thiêng sông núi, máu và hoa của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như thước phim lịch sử gói gọn, hiện lên trong tâm trí mỗi chiến sỹ nơi đảo xa.

Đại dương bao la, đất đảo mặn mòi đã thấm đẫm, hun đúc cho những người lính nơi đây càng rắn rỏi, kiên cường. Chia tay các chiến sỹ hải quân, chúng tôi mang theo bao tâm tư, luyến lưu về những con người hồn hậu, về tình cảm gắn bó trên đảo, về ý chí, quyết tâm bám biển, bám đảo, bảo vệ vững chắc an ninh tổ quốc trong mỗi người lính hải quân nơi đây.

Trong thời khắc năm cũ sắp qua, năm mới đang đến, những người lính biển đảo gửi đến những người đang nghe Nông nghiệp Radio lời chúc mừng năm mới:

Băng 7

Nhạc nền bài “Màu xanh của biển”: Băng 8

Tự động

Những người giữ xuân nơi biển trời Đông Bắc

Những ngày cuối năm Quý Mão 2023, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có dịp đến thăm các chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ nơi vùng biển đảo Đông Bắc.

Tiến Thành

Tin liên quan

Các chương trình

Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Phóng sự

Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.

Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Hướng sản phẩm cây vụ Đông tới xuất khẩu
Phóng sự

Tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng các vùng nguyên liệu, cấp mới và duy trì mã số vùng trồng, bởi đây chính là 'hộ chiếu' để nông sản Sơn La vươn ra thế giới.

Hướng sản phẩm cây vụ Đông tới xuất khẩu