Tết với người già, Tết với người trẻ
Những năm gần đây, người trẻ ngày càng sợ Tết, thậm chí phải ‘trốn’ Tết. Trong khi đó, các thế hệ đi trước lại không mong gì hơn là một cái Tết đoàn viên.
Quỳnh Anh | 09:10 06/02/2024
Tết với người già, tết với người trẻ
Vâng thưa quý vị, Tết Nguyên đán được coi là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tết vốn dĩ gắn với chữ ‘đoàn viên’, ‘sum vầy’ và gắn với những niềm vui lớn. Thế nhưng trong vài năm gần đây, một thực trạng đáng suy ngẫm xảy ra mỗi dịp tết đến chính là việc người trẻ ngày càng sợ Tết, thậm chí là phải ‘trốn’ Tết khi mang trong mình áp lực phải thành công, phải “mang tiền về cho mẹ” trong khi những thế hệ đi trước, bố mẹ, ông bà chúng ta lại không mong gì hơn là một cái Tết đoàn viên, các thành viên trong gia đình quây quần ấm cúng bên mâm cơm tất niên.
Tốt nghiệp Đại học đã 2 năm nhưng vẫn chưa tìm được công việc phù hợp theo đúng chuyên ngành, mỗi dịp Tết đến, bạn Thanh Hằng, hiện đang sinh sống và làm việc tại thủ đô Hà Nội lại cảm thấy lo lắng khi về quê.
Băng 1
Về nhà ăn tết không chỉ là câu chuyện đi từ Thành phố này đến thành thị khác hay từ thành phố tấp nập về với miền quê yên bình mà đôi khi còn là hành trình dài với những tấm vé máy bay đắt đỏ để trở về từ một đất nước xa xôi, cách Việt Nam tới vài múi giờ… Trong những ngày cuối năm, Nông nghiệp Radio đã có dịp kết nối với một nhân vật đặc biệt, là một bạn trẻ hiện đang học tập và sinh sống tại Hàn Quốc:
Băng2Còn đối với anh Thẩm Quang Huy, 31 tuổi, Tết đến với anh cũng là nỗi lo lớn vì sẽ có nhiều khoản chi phí hơn so với ngày thường, công việc nội ngoại 2 bên còn bề bộn trong khi lương thưởng lại không được như kì vọng. Tất cả đều khiến anh càng thêm áp lực khi ngày Tết đã cận kề.
Băng 3
Vâng thưa quý vị, Tết là khoảng thời gian để chúng ta về quê sum vầy cùng gia đình sau bao nhiêu ngày tháng bận rộn với công việc, họp tập, cuộc sống cá nhân. Thế nhưng khi mà xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về chất lượng cuộc sống cao hơn cũng đồng nghĩa với việc nhiều áp lực kéo người trẻ vào nỗi sợ Tết hơn. Suy nghĩ phải thành công, thậm chí là trở thành ‘ông này bà nọ’ đang đè nặng lên đôi vai của lớp trẻ, khiến các bạn thậm chí là mới ra trường, bắt đầu gây dựng sự nghiệp đã thấy ‘không thở nổi’ khi Tết về. Bởi lẽ tết của ngày nay, không chỉ là bánh chưng xanh, là câu đối đỏ, là hương sắc hoa mai hoa đào như trước mà dường như còn là túi tiền rủng rỉnh, quà cáp chu đáo, bánh kẹo đầy mâm, quần là áo lượt…
Cuộc sống con người ngày một sung túc, đầy đủ hơn về mặt vật chất cũng khiến giá trị thiêng liêng của ngày Tết có phần thay đổi. Nhiều người hiện nay muốn ăn Tết gọn nhẹ nhất có thể, không muốn tất bật dọn nhà, không muốn bày vẽ nấu nướng, không muốn trang trí nọ kia. Họ sợ mệt, sợ tốn kém và phiền hà. Niềm hân hoan chuẩn bị đón Tết bỗng chuyển thành nhiệm vụ, gánh nặng, việc bị ép buộc phải làm.
Nhiều bạn trẻ thì cho rằng, lớn lên và đi làm, mong muốn lớn nhất là giúp đỡ được gia đình, chăm lo cho bố mẹ, nếu như Tết không có một khoản chi phí gửi về, không sắm sửa được một cái tết tươm tất thì những cố gắng, phấn đấu trong suốt 1 năm qua sẽ không còn ý nghĩa. Cũng có người lựa chọn cái Tết xa vì muốn kiếm thêm chút tiền lương từ những ngày làm việc trong tết, tiết kiệm một phần chi phí đi lại, quà gửi cho bố mẹ có thể nhiều thêm một chút.
Bên cạnh đó, những lời hỏi thăm xuất phát từ sự quan tâm của họ hàng, những thế hệ đi trước về công việc, tiền lương về tình cảm cũng đang vô tình gây ra áp lực cho người trẻ hiện nay. Là một thế hệ nhạy cảm và dễ tổn thương, các bạn trẻ vô hình chung không còn vui vẻ với những câu hỏi quen thuộc trong ngày tết, bởi điều đó vô tình chạm vào những gì mà các bạn chưa làm được, đang khao khát làm được để khẳng định mình, để khiến bố mẹ yên tâm về mình khi đã bước ra xã hội. Và cứ thế, Tết với người trẻ bỗng có nhiều nỗi lo…
Thế nhưng, ý nghĩa thuần túy của ngày Tết truyền thống vẫn là gia đình sum họp, nên với các bậc phụ huynh, dù năm qua con đã làm gì, thành công hay thất bại thì Tết vẫn là dịp gia đình có nhau. Năm nay là năm thứ 2, con trai cùng gia đình nhỏ không về quê đón Tết, cô Lường Thị Thoan sắm bánh kẹo ít hơn nhưng vẫn gói thật nhiều bánh chưng.
Băng 4
Qua mấy chục năm đón tết cổ truyền, chứng kiến nhiều đổi thay trong cách đón tết của người Việt, thế nhưng với những người cha, người mẹ, dù năm qua là một năm vẻ vang hay khó khăn thì Tết vẫn chỉ trọn vẹn khi có con cháu kề bên. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, chỉ một cuộc điện thoại, một cái bấm tay, ai cũng có thể nhìn thấy nhau ngay lập tức. Con cái mỗi tuần gọi về một lần, cho ông bà nói chuyện với các cháu. Cũng nhờ đó mà người già như được bên con cháu mỗi ngày, dõi theo từng bước chúng phát triển. Người trẻ coi đó là tiện lợi, nhanh chóng, nghĩ thế là đủ, thế nhưng với những người làm cha làm mẹ, làm ông làm bà, cả trăm phút gọi điện thoại cũng không bằng một vài giây được gặp con cháu trước mắt. Cô Lường Thị Thoan chia sẻ thêm:
Băng 5
Vâng thưa quý vị, Tết Nguyên đán cùng những phong tục cổ truyền ngày Tết chính là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối những thành viên trong gia đình với nhau, còn gì bằng tự tay gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, cùng gia đình nấu một mâm cỗ cúng. Thế nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, cách đón Tết của nhiều người, nhiều gia đình lại có nhiều thay đổi hơn. Có những người về quê đón Tết, có những người ở lại Thành phố với gia đình nhỏ, có người chọn Tết là kì nghỉ dài lý tưởng để đi du lịch, song cũng không ít người mang trong mình áp lực về thành công mà trở nên sợ Tết, muốn ‘trốn’ Tết. Thế nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của ngày Tết vẫn là sự đoàn viên, dù là ở đâu, đón Tết thế nào thì với nhiều người, đặc biệt là những người làm cha mẹ, gia đình sum họp mới là quan trọng nhất.
Nhạc
Tết ổn rồi
Tết với người già, Tết với người trẻ
Những năm gần đây, người trẻ ngày càng sợ Tết, thậm chí phải ‘trốn’ Tết. Trong khi đó, các thế hệ đi trước lại không mong gì hơn là một cái Tết đoàn viên.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.
Tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng các vùng nguyên liệu, cấp mới và duy trì mã số vùng trồng, bởi đây chính là 'hộ chiếu' để nông sản Sơn La vươn ra thế giới.