Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn

Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn; Hơn 100 làng nghề có doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm.

Quỳnh Anh  | 

Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn

Tự động

Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn

  • Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn

Thưa quý vị và bà con, tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2023 với chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững" vừa diễn ra, 6 nhóm vấn đề được tổng hợp từ gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Chia sẻ tại Hội nghị, Thủ tuớng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn, họ vừa là người tổ chức sản suất, người trực tiếp sản xuất, vừa là người thương mại hóa các sản phẩm của quá trình sản xuất. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải làm sao để người nông dân hiểu, nhận thức, thấm nhuần chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

  • Công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông tại huyện Cầu Ngang, Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh vừa công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Thâu Râu, sông Vinh Kim và kênh Mương Khai tại huyện Cầu Ngang. Các vị trí sạt lở này nằm ở sông lớn, thủy triều lên xuống nhanh, làm mất cân bằng áp lực và chịu tác động của dòng chảy mạnh gây nên tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp. Cụ thể, kênh Mương Khai bị sạt lở 3 đoạn với chiều dài khoảng 100m ở mức độ nghiêm trọng, tại khu vực này có khoảng 35 hộ dân đang sinh sống, trong đó có một nhà dân gần vị trí sạt lở. Khu vực bờ sông Thâu Râu bị sạt lở ăn sâu vào đất liền hơn 10m, làm ảnh hưởng đến 15 ha diện tích nuôi trồng thủy sản và 20 hộ dân đang sinh sống. Tại khu vực sông Vinh Kim, tác động của triều cường, dòng chảy khiến khu vực phía trong cống Vinh Kim bị sạt lở ăn sâu vào bờ khoảng 20m, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng 14 hộ dân.

  • Hơn 100 làng nghề có doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm

Thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề, chiếm khoảng 56% tổng số làng ở khu vực nông thôn. Trong đó, hơn 300 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống và hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Hầu hết các làng nghề tập trung ở các huyện ngoại thành cho hiệu quả kinh tế cao. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thời gian qua, các làng nghề truyền thống và làng có nghề trên địa bàn Thủ đô đều có sự tăng trưởng về giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu. Hơn 100 làng nghề đạt doanh thu bình quân 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt doanh thu 20-50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm.

  • Đồng Tháp có hơn 450 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm 4 sao OCOP năm 2023. Theo đó, tỉnh này công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm 4 sao OCOP đối với 40 sản phẩm của 13 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Tính đến nay, Đồng Tháp có hơn 450 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên gồm 1 sản phẩm 5 sao, 86 sản phẩm 4 sao, 366 sản phẩm 3 sao. Từ năm 2023, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản OCOP cấp huyện đã tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 sao và tổ chức công bố kết quả.

  • Nghệ An phấn đấu năm 2024 có 28 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ vừa ký Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng thôn, xóm, bản xây dựng nông thôn mới năm 2024 và xây dựng vườn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Theo đó, 28 thôn, xóm, bản nằm trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024 được thực hiện tại 7 huyện miền núi. Đối với vườn đạt chuẩn nông thôn mới, có 59 vườn tại 19 huyện, thị xã. Tuy nhiên, các địa phương đã đăng ký xây dựng gần 180 vườn chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 200 thôn, bản và gần 350 vườn đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến tới đây sẽ có thêm 15 thôn, bản và sẽ thẩm định, xét công nhận 190 vườn chuẩn nông thôn mới.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt sứ mệnh đoàn kết, tập hợp, vận động nông dân đóng góp tích cực vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Các cấp hội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới, thiết thực, tổ chức hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Từ những thành quả của các nhiệm kỳ trước, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII vừa diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2023 đã tập trung thảo luận và đưa ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong 5 năm tới, ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ:

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 3/1/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo điều chỉnh kế hoạch xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Làm việc về Nghị định thư thuỷ sản và Xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường Trung Quốc. Sau đó cũng dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo lịch của Bộ trưởng.

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp theo lịch của Phó thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang về chủ trương Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án cao tốc Bắc - Nam phìa Đông giai đoạn 1. Sau đó dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Cục Trồng trọt. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết năm 2023 và Triển khai Kế hoạch năm 2024 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo lịch của Bộ trưởng.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn

Nông dân là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn; Hơn 100 làng nghề có doanh thu 10 - 20 tỷ đồng/năm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã