Nông nghiệp thích ứng để cải thiện tình trạng thoái hóa đất

Trước những thực trạng đáng báo động về sự thoái hóa đất, hiện nay giải pháp khắc phục tình trạng này đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.

Bảo Thắng - Quỳnh Anh  | 18:46 30/10/2024

Nông nghiệp thích ứng để cải thiện tình trạng thoái hóa đất

Tự động

Nông nghiệp thích ứng để cải thiện tình trạng thoái hóa đất

Dự án trồng trọt (Bảo Thắng – Quỳnh Anh)

MC 1: Kim Anh

MC 2: Quỳnh Anh

MC 1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị bà bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, đất là ngôi nhà của các hệ sinh thái, là nền tảng không thể thiếu cho mọi sự phát triển. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể tái tạo, là cơ sở của hệ thống lương thực cũng như là nơi phát triển của tất cả các loài thực vật. Quy luật qua bao đời, đó là đất khỏe mạnh thì cây trồng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao. Thế nhưng trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tập quán canh tác thâm canh tăng vụ và lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học… đã khiến cho chất lượng đất bị suy giảm, thoái hóa nghiêm trọng.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, tình trạng đất bạc màu, giảm độ phì nhiêu, cạn kiệt tài nguyên nước, suy giảm đa dạng sinh học cũng như thảm thực vật bản địa đang ngày càng lan rộng tại nhiều khu vực. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng suy thoái này bắt nguồn từ hoạt động sản xuất lương thực của con người.

Hằng năm, trên thế giới có khoảng 5-7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa đất. Các nhà khoa học gần đây cũng cảnh báo rằng 24 tỷ tấn đất màu mỡ đang bị mất đi mỗi năm, phần lớn là do các hoạt động nông nghiệp không bền vững. Nếu xu hướng này tiếp tục, 95% diện tích đất trên trái đất có thể bị suy thoái vào năm 2050. Trên phạm vi toàn cầu, khoảng 3,2 tỷ người bị ảnh hưởng bởi thoái hoá đất, đặc biệt là các cộng đồng ở nông thôn, nông dân sản xuất nhỏ và những người rất nghèo. Dân số thế giới ngày càng tăng, nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp bao gồm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chất xơ và nhiên liệu cũng tăng theo, gây áp lực mạnh mẽ đến sử dụng đất nông nghiệp.

Tại Việt Nam, tình trạng sức khỏe đất bị suy giảm cũng đang là vấn đề bức thiết. Tác động của BĐKH đã khiến trên 11,8 triệu ha đất bị thoái hóa đất, chiếm gần 36% diện tích tự nhiên trên cả nước. Đất sản xuất nông nghiệp có 114.000 ha bị thoái hóa nặng, 1.655.000 ha thoái hóa trung bình và 3.308.000 ha bị thoái nhẹ. Các loại hình thoái hoá đất như bị suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, hoang mạc, sa mạc hoá; đất bị kết von, phèn hoá, mặn hoá,… đang xảy ra khắp nước ta.

Bà Trần Thị Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT chia sẻ:

Băng bà Trần Thị Hòa

MC 2:

Là địa phương có truyền thống canh tác lâu đời, những cánh đồng tại xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương hầu như không lúc nào ngừng nghỉ. Thông thường, bà con nơi đây trồng 2 vụ lúa và 1 hoặc 2 vụ màu trong một năm. Một số vùng chuyên canh, người dân thậm chí trồng rau quanh năm.

Do không có thời gian để phục hồi, đất nơi đây có hiện tượng suy giảm sức khỏe, biểu hiện ở việc đất bị chai lì, hoặc người nông dân bắt buộc phải tăng lượng phân bón, hoặc đa dạng hóa chủng loại phân bón để đảm bảo năng suất hàng năm. Khi đã nhận thấy rõ những biểu hiện của sự suy thoái đất, người dân nơi đây bắt đầu chú trọng hơn tới việc canh tác khoa học, bảo vệ sức khỏe cho nguồn nguyên liệu canh tác này, Ông Phạm Văn Đòng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương chia sẻ:

Băng ông Phạm Văn Đòng

MC 2

Trước những thực trạng đáng báo động về sự suy giảm sức khỏe tài nguyên đất ảnh hưởng tới dinh dưỡng cây trồng, hiện nay giải pháp để khắc phục tình trạng này đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Là đất nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, ở Việt Nam, sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng đang đối mặt với nhiều vấn đề. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp và hạn chế về chất lượng. Do đó, các Đề án, chính sách liên quan để giải quyết vấn đề này đã và đang được nghiên cứu, thực hiện, những mô hình sản xuất bảo vệ đất đã được ra đời.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, đất đai không chỉ liên quan tới cây trồng mà còn có vai trò quan trọng của rất nhiều các lĩnh vực xã hội. Để bảo vệ và nâng cao sức khỏe đất, chúng ta cần có các chỉ tiêu đánh giá phù hợp, từ đó có các giải pháp thực hiện.

Băng PGS.TS Nguyễn Văn Bộ

MC 1

Thưa quý vị và bà con, sức khỏe của đất có thể giúp duy trì năng suất thực vật và động vật cũng như đa dạng sinh học trong đất, duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước và không khí, đồng thời hỗ trợ sức khỏe của con người và vật nuôi. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là hai cấu phần không thể tách rời trong đảm bảo sức khỏe cây trồng, tăng năng suất chất lượng sản phẩm trồng trọt, giữ vững an ninh lương thực. Do vậy, việc nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là nền tảng quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững, an toàn, sinh thái.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực trồng trọt

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Thời gian qua, cùng với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh đối với cây trồng chính, chủ lực, thế mạnh như: Chè, lúa, rau, hoa, cây ăn quả… người dân Thái Nguyên đã tích cực ứng dụng công nghệ sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất hữu cơ,… góp phần nâng giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt. Với cây lúa, người dân đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng năng suất, sản lượng, hiện toàn tỉnh có hơn 110ha lúa được cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Về cây chè, hầu hết diện tích sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh được áp dụng theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ…, tương đương khoảng 17.800ha chè, trong đó: diện tích được cấp chứng nhận VietGAP là gần 4.400ha; diện tích được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ là 65ha; diện tích được cấp chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm xấp xỉ 4.100ha.

MC 2:

Thời gian qua, người dân trên địa bàn xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng táo Đài Loan. Đến nay, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần phần giúp người dân nâng cao thu nhập. Hiện nay, toàn xã có khoảng 6 ha táo Đài Loan, trong đó có khoảng 5 ha cho thu hoạch, với 1 HTX, 15 hộ trồng. cũng là xã có diện tích trồng táo Đài Loan lớn nhất trên địa bàn huyện Lộc Bình. Năm 2023, sản lượng táo của xã đạt khoảng 50 tấn, tổng giá trị đem lại đạt trên 1,2 tỷ đồng. Từ trồng cây táo Đài Loan, một số hộ gia đình đã có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

MC 1:

Những năm qua, nhiều hợp tác xã trên địa bàn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã mạnh dạn liên kết với các công ty, viện nghiện cứu thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dần hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người nông dân. Trong vụ Đông Xuân 2023-2024, trên địa bàn huyện có 2 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, các địa phương còn thực hiện liên kết với các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất 5.000 ha lúa chất lượng cao, diện tích lúa quy hoạch cánh đồng lớn giai đoạn 2021-2025.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nông nghiệp thích ứng để cải thiện tình trạng thoái hóa đất

Trước những thực trạng đáng báo động về sự thoái hóa đất, hiện nay giải pháp khắc phục tình trạng này đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.

Bảo Thắng - Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Kiến thức

Những mô hình chuyển đổi được xem là nền tảng vững chắc để ngành nông nghiệp Ninh Bình phát triển theo hướng chất lượng, xanh, bền vững, giảm phát thải trong tương lai.

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh hướng hữu cơ
Quan điểm bảo vệ thực vật là trả lại dinh dưỡng cho đất
Kiến thức

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và thâm canh quá mức đã dẫn đến việc mất cân đối dinh dưỡng đất trồng lúa ở ĐBSCL.

Quan điểm bảo vệ thực vật là trả lại dinh dưỡng cho đất