| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp ngành gỗ chuyển hướng thị trường

Thứ Hai 07/04/2025 , 18:01 (GMT+7)

Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Hoa Kỳ gây lo ngại lớn, buộc doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam tìm giải pháp, chuyển hướng thị trường, giảm chi phí, duy trì sản xuất.

Tìm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn

Với chính sách thuế quan mà Mỹ công bố sẽ áp dụng vào 9/4 tới đây, đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, gây ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có ngành gỗ.

Mức thuế 46% đã ngay lập tức tạo ra một làn sóng lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp, khi mà ngành gỗ Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Trước tình hình trên, ông Phùng Quốc Mẫn, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, HAWA đã khảo sát ý kiến từ 50 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc hiệp hội để thu thập thông tin, ý kiến và kiến nghị của các doanh nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong tổng số 50 doanh nghiệp được khảo sát, có tới 52% doanh nghiệp có thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, tháng 3 vừa qua, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức hội chợ triển lãm Hawa Expo 2025, thu hút nhiều nhà mua hàng quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, tháng 3 vừa qua, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức hội chợ triển lãm Hawa Expo 2025, thu hút nhiều nhà mua hàng quốc tế đến tham quan, tìm hiểu về nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ, nội thất tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Qua khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng, trong ngắn hạn, việc áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ có thể ngay lập tức làm giảm số lượng đơn hàng và ngừng nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Nhiều khách hàng đã thông báo ngừng đặt hàng hoặc yêu cầu hoãn giao hàng, gây gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng. Cùng với đó là áp lực về giá, khi một số khách hàng yêu cầu giảm giá sản phẩm. Điều này làm tăng gánh nặng cho các nhà cung cấp trong việc giữ giá cả ổn định, dù chi phí nguyên liệu và nhân công không giảm.

Mặt khác, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng tồn kho lớn do không thể xuất khẩu hàng hóa đi, tạo áp lực tài chính và làm giảm khả năng sinh lời. Nhiều công ty phải đóng cửa nhà máy hoặc tạm ngừng sản xuất, dẫn đến tình trạng mất việc làm cho công nhân, khiến thu nhập của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Về khó khăn dài hạn, các doanh nghiệp ngành gỗ cho rằng, khi mức thuế này tiếp tục được áp dụng trong thời gian dài, tác động tiêu cực đến doanh nghiệp càng rõ nét hơn. Mất thị phần và giảm sức cạnh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia hay Mexico là một trong những nguy cơ mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt.

Khi các sản phẩm gỗ từ Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh do thuế quá cao, khách hàng sẽ chuyển sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn, khiến thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bị thu hẹp. Điều này không chỉ giảm doanh thu mà còn gây khó khăn trong việc duy trì thị trường hiện tại, buộc các công ty phải tìm kiếm các thị trường mới, một quá trình đắt đỏ và tốn thời gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đối mặt với áp lực lớn về chi phí và cần phải thay đổi cơ cấu sản xuất, điều này không chỉ gây mất ổn định mà còn làm giảm lợi nhuận, thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chuyển hướng thị trường để giảm lệ thuộc vào Hoa Kỳ

Trước tình hình căng thẳng này, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ thuộc HAWA đã chủ động chuyển hướng sang các thị trường khác như Nhật Bản, Australia, châu Âu và Canada, để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ. Một số công ty cũng đang tìm kiếm các đối tác và khách hàng mới để thay thế thị trường Mỹ, nhằm duy trì sản xuất và tăng trưởng.

Bên cạnh việc mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cũng đang tìm cách giảm chi phí sản xuất thông qua cải tiến hiệu quả lao động và tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn để giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp cũng chú trọng đến việc nâng cao thiết kế, chất lượng sản phẩm để tạo ra sự khác biệt, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế hoạch rõ ràng. Một số doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị cụ thể do hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Mỹ, và đang chờ đợi thông tin chính thức từ cơ quan nhà nước hoặc phản hồi từ khách hàng.

Trước tình hình này, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh các cuộc đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế đối ứng. Việc giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu gỗ từ Mỹ, cùng với việc thực hiện một lộ trình giảm thuế hợp lý, sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian để thích ứng với tình hình mới.

"Phía doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ xem xét, thúc đẩy các chính sách giúp cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Việc giảm thuế xuất khẩu cho các sản phẩm gỗ và tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu là rất cần thiết để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Doanh nghiệp cũng kêu gọi sự hỗ trợ nhanh chóng trong việc cung cấp thông tin và tư vấn pháp lý để đối phó với tình hình hiện tại", ông Phùng Quốc Mẫn nói.

Xem thêm
Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

ThaiBinh Seed miền Trung - Tây Nguyên khánh thành cơ sở mới ở Quảng Nam

Công ty TNHH ThaiBinh Seed miền Trung - Tây Nguyên (ThaiBinh Seed) vừa khánh thành cơ sở mới tại Cụm công nghiệp Chợ Lò (xã Tam Thái, Phú Ninh, Quảng Nam).

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất