Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương, nuôi dưỡng con người

Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương và nuôi dưỡng con người; Rà soát nguyên nhân 30 lô hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc bị cảnh báo.

Quỳnh Anh  | 08:36 02/04/2024

Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương, nuôi dưỡng con người

Tự động

Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương và nuôi dưỡng con người

  • Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương và nuôi dưỡng con người

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển- Nhìn từ Quảng Ninh. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ, chúng ta xác định, nuôi biển nằm trong tổng thể 3 trụ cột của kinh tế biển là giảm khai thác, tăng nuôi trồng, tạo ra sự hài hòa trong kinh tế biển… Đây không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là vấn đề xã hội của con người và giải quyết thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang bị suy kiệt. Không gian biển chỉ hài hòa khi có sự ham gia có trách nhiệm của hệ sinh thái ngành hàng thủy sản. Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương, nuôi dưỡng con người. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Rà soát nguyên nhân 30 lô hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc bị cảnh báo

Liên quan tới vụ việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc mới đây, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT cho biết, hiện nay chưa xác định được được nguyên nhân chính khiến 30 lô hàng sầu riêng này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn. Có thể sầu riêng bị nhiễm kim loại nặng trong quá trình canh tác. 30 lô hàng này là do phía Trung Quốc thông báo lại sau khi Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Con số 30 lô trên tổng số 35.000-40.000 lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc là "chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu", tuy nhiên đây là cảnh báo để chúng ta chủ động rà soát trong thời gian tới.

  • Diện tích lúa đông xuân các tỉnh phía Bắc giảm 12.500ha

Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến trung tuần tháng 3, cả nước gieo cấy được trên 2,9 triệu ha lúa đông xuân, giảm 1,3 nghìn ha so với năm 2023. Trong đó, các địa phương phía Bắc đạt trên 1 triệu ha, giảm 12,5 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp như xây dựng cụm công nghiệp, xây dựng đường cao tốc hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hơn. Hiện các địa phương phía Bắc đang tiến hành chăm sóc lúa đông xuân đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt tỷ lệ đẻ nhánh tối ưu, đồng thời tập trung phòng trừ sâu bệnh gây hại.

  • Hơn 1.400 hộ gia đình, gần 8.300ha cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết, Nắng nóng kéo dài từ tháng 12/2023 đến tháng 4/2024 trên địa bàn tỉnh. Khoảng thời gian nắng nóng nhất trong ngày là từ 12 - 16h, nhiệt độ dao động từ 35°C-37°C, có nơi trên 37°C. Nguồn nước ở các hồ thủy lợi, ao, sông suối trong tỉnh bị khô cạn, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nông dân. Thiếu nước tưới đã khiến các loại cây trồng như: bưởi, sầu riêng, cà phê bị khô bông, rụng trái... Tình trạng nắng nóng tiếp tục kéo dài và được cảnh báo hạn nông nghiệp ở mức độ 3-4 và cấp độ thiên tai từ cấp 1-2. Tính đến ngày 29/3, toàn tỉnh đã có hơn 1.400 hộ gia đình và gần 8.300ha các loại cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

  • Bến tre chuyển đổi hơn 150ha đất lúa kém hiệu quả

Năm 2024, toàn tỉnh Bến Tre thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là hơn 150 ha, trong đó diện tích chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là 14 ha, chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là hơn 130 ha (tính theo diện tích gieo trồng), chuyển đổi trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hơn 7ha. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, lâu năm, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua xây dựng mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu tạo đầu ra ổn định từng bước phát triển nông sản chủ lực của tỉnh.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, được đánh giá là đất nước có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển, có nguồn lợi thủy, hải sản phong phú, đa dạng khi sở hữu bờ biển dài, vùng biển rộng, thế nhưng, bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, tài nguyên biển, trữ lượng các loài thuỷ sinh ở vùng biển Việt Nam đã dần suy giảm. Trong bối cảnh đó, để phục hồi, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên, giảm khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản trên biển, hay còn gọi là nuôi biển là giải pháp, hướng đi quan trọng giúp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, phát triển bền vững. Đây không chỉ là bài toán kinh tế mà còn là vấn đề xã hội của con người và giải quyết thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang bị suy kiệt. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ về nội dung này:

Băng:

Quỳnh Anh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 2/4/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Tọa đàm "Sách, Xanh và Số".  Xử lý công việc thường xuyên. Sau đó, trao đổi công việc với các Cục, Vụ thuộc Bộ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Họp giao ban Qúy II và Nghe báo cáo về một số kiến nghị của Hội, các Hiệp hội ngành hàng chăn nuôi. Họp cho ý kiến về Danh mục nhiệm vụ Khoa học công nghệ năm 2025 lĩnh vực Trồng Trọt – BVTV. Sau đó, Nghe báo cáo hoàn thiện Thông tư kiểm dịch sửa đổi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam dự Hội nghị triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực thực hiện Đề án 01 triệu ha chất lượng cao, phát thải thấp.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Xử lý công việc thường xuyên. Sau đó, Dự họp Thường trực Chính phủ về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

  Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe Báo cáo Nghị định Thanh lý rừng trồng.       

Sau đó, Nghe báo cáo dự thảo nghị định thuê môi trường rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung tiếp tục Tham dự lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 1.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương, nuôi dưỡng con người

Nuôi biển là nuôi dưỡng đại dương và nuôi dưỡng con người; Rà soát nguyên nhân 30 lô hàng sầu riêng xuất sang Trung Quốc bị cảnh báo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi
Thời sự

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi
Thời tiết nông vụ ngày 14/11/2024: Nam bộ chuẩn bị đón triều cường
Thời sự

Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường giữa tháng 10 âm lịch. Mực nước mỗi ngày sẽ lên cao dần và đạt đỉnh triều trong những ngày tới.

Thời tiết nông vụ ngày 14/11/2024: Nam bộ chuẩn bị đón triều cường