Phân trùn quế - hướng đi của nông nghiệp bền vững

Nhạy bén với xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững, người dân Bình Phước đã biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp thành sản phẩm phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao.

Trần Trung  | 13:37 27/07/2024

Phân trùn quế - hướng đi của nông nghiệp bền vững

Tự động

Phân trùn quế - hướng đi của nông nghiệp bền vững

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa bà con !Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang là xu thế nhằm đáp ứng nhu cầu về an toàn thực phẩm và chất lượng nông sản của người tiêu dùng, nhạy bén với xu thế này, anh Lương Văn Hậu ở huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước đã biến những phế phụ phẩm tại địa phương tưởng chừng như bỏ đi như xác quả điều, phân bò… để tạo ra sản phẩm phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao, giúp người nông dân địa phương sản xuất nông nghiệp bền vững. Phóng sự của phóng viên Trần Trung.

Năm 2018, sau khi về Bù Đăng để lập nghiệp, qua tìm hiểu thực tế cho thấy tình trạng nông dân không tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn diễn ra, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. nhận thấy nguồn tài nguyên gần như vô tận, anh Lương Phúc Hậu đã nảy sinh ý tưởng tận dụng phế phụ phẩm trên để nuôi trùn quế để tạo ra nguồn phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao.

Anh Nguyễn Phúc Hậu chia sẻ

“Ở trên địa bàn huyện Bù Đăng hiện giờ là cái nguồn trái điều rất là nhiều, khi bà con thu hoạch xong thì lấy hạt còn toàn bộ nguồn trái điều bỏ hết thì cái đó là nguồn đầu vào.  Tôi sẽ thu mua hoặc đi tự gom về để sơ chế tủ vi sinh. Để tạo ra phân trùn này thì cũng rất là đơn giản, chỉ cần mình lấy nguồn đầu vào mình ủ 3-4 tháng sau đó mà mình cho trùn ăn khoảng hai tháng sau là nó ra sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm là sản phẩm sạch, hữu cơ và nó rất thân thiện với môi trường và đặc biệt là không có mùi hôi”

Tại khu sản xuất, các dãy nhà, chuồng nuôi được anh Hậu thiết kế, quy hoạch bài bản, khoa học. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn trên nền bê tông nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân.

Khui thử một bao phân thành phẩm cho chúng tôi xem, khác với các loại phân cùng loại, sản phẩm phân trùn quế của anh Hậu khá mềm, mịn và chứa rất nhiều trứng trùn li ti trực chờ bung nở khi tiếp xúc với mặt đất đủ độ ẩm. Anh Hậu chia sẻ, để thành công như ngày hôm nay anh đã trải qua không ít lần thất bại do chưa am hiểu về đặc tính sinh trưởng của trùn quế, chưa kể xác quả điều chứa khá nhiều a xít, phân bò tươi khá nóng, nếu không có giải pháp xử lý sẽ rất nguy hại cho trùn, có những thời điểm trùn quế trong trại hao hụt từ 90 - 95%, vốn đầu tư lần lượt “đội nón” ra đi nhưng anh không bỏ cuộc.

Sau khi mày mò nghiên cứu, bằng phương pháp ủ chín quả điều, phân bò bằng các chủng vi sinh có lợi như Trichoderma và các chủng Bacillus cùng một số chủng vi sinh phân giải tanin, lân, kali… không chỉ đã loại bỏ được các tạp chất nguy hại mà chuyển hóa các dinh dưỡng, vitamin khác giúp trùn dễ hấp thu chuyển hóa thành các khoáng chất có lợi cho cây trồng.

Sau khi tìm ra quy trình sản xuất phân đúng chuẩn, trên diện tích 250 m2, hiện mỗi thánh anh sản xuất được trên 10 tấn phân trùn các loại, nhờ sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả hợp lý, khách hang tìm đến cơ sở anh ngày một nhiều. Đặc biệt, bên cạnh sản xuất tại trang trại, anh Hậu còn tích cực bắt tay liên kết, chuyển giao quy trình cho hàng chục bà con nông dân địa phương, giúp địa phương tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Anh Nguyễn Phúc Hậu phấn khởi nói

“Nhu cầu thị trường bây giờ rất là rộng, hiện trại của tôi cung không đủ cầu, mục đích của tôi sau này là mở rộng quy mô sản xuất hoặc là liên kết chuyển giao quy trình kỹ thuật cho bà con, sau đó là mình thu mua lại cái sản phẩm đó cho bà con, có nghĩa là mình bao tiêu sản phẩm cho bà con, để cho bà con lại có thêm cái nguồn thu nhập mà từ cái mô hình này”

Là một trong những người đầu tiên sử dụng phân trùn quế do anh Hậu sản xuất, ông  Phạm Văn Tiến cách trại phân trùn quế của anh Hậu không xa cho biết, gia đình ông có gần 3 ha sầu riêng sản xuất theo hướng hữu cơ. Trước đây, để mua được nguồn phân hữu cơ uy tín, mỗi vụ ông mất hơn 50 triệu đồng, từ khi sử dụng phân của anh Hậu, đất khỏe, cây sinh trưởng phát triển rất tốt, trong khi chi phí giảm hơn 70%.

 Ông Phạm Văn Tiến phấn khởi nói

 “Tôi đang hướng sản xuất theo hướng hữu cơ thì cũng có nghiên cứu ở trên mạng thì tôi thấy cái hữu cơ này nó bền vững cho phát triển cây. Trước đây tôi đi tìm hiểu cái nguồn phân trùng quế thì nó rất là hiếm thì bây giờ hiện tại ngay trên địa phương, gần vườn đã có trại phân trùn quế của anh Lương Văn Hậu thì tôi sử dụng rất thuận tiện, giá cả cũng hợp lý. So với các loại phân ở ngoài thị trường thì tôi thấy là chất lượng thì tốt nhưng mà giá cả thì là hợp lý”

Đánh giá về cơ sở sản xuất của anh Hậu, ông Huỳnh Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bù Đăng cho biết, Nông nghiệp hữu cơ là một trong những vấn đề địa phương đặc biệt quan tâm và hướng đến. có thể nói, phân trùn quế không chỉ là phân bón hữu cơ chất lượng cao cho các loại cây trồng, mà còn giúp cải thiện đất bị thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng.

       Ông Huỳnh Văn Thành cho biết thêm

 “Đối với mô hình sản xuất phân bón hữu cơ tại trại trùn quế Phúc Hậu, tôi cho rằng là nó rất phù hợp. Tại đây cho ra nhiều sản phẩm như dạng nước, dạng khô và viên nén phù hợp với việc bón cho đa chủng các loại cây trồng trên địa bàn huyện.

Tại Phúc Hậu hiện nay thì cũng không thực hiện việc sản xuất đơn lẻ mà cũng đã chuyển giao cho rất nhiều hộ đã sản xuất thành công, cho ra nhiều cái sản phẩm tương tự phục vụ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Bù Đăng. Mô hình này cần phải nhân rộng hơn nữa để cho bà con nông dân trên địa bàn huyện sẽ có nhiều và đủ  sản lượng phân để bón cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện Bù Đăng của chúng ta”

Thưa quý vị và bà con, có thể nói, phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi không mới. Song để thành công và cho ra sản phẩm có vị thế, giá trị trên thị trường đòi hỏi người dân dân cần phải đổi mới, sáng tạo, tự sản xuất ra các nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao để giảm thiểu chi phí sản xuất, đồng thời tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị dinh dưỡng cao bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng, nâng cao vị thế ngành nông nghiệp Việt.

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con,

Từ định hướng nông nghiệp hữu cơ, bền vững, nhiều nông hộ ở Đắk Nông đã áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, đạt hiệu quả cao. Đơn cử như Gia đình ông Kiều Quang Ngọc ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong có trên 10ha đất sản xuất. Những năm qua, để nâng cao hiệu quả sản xuất, ông Ngọc đã áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên trên vườn rẫy của mình. Cách làm này đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Năm 2023, các loại sản phẩm nông sản như: Cà phê, hồ tiêu, tre lấy măng, sầu riêng của ông Ngọc đều được các đại lý, nhà phân phối ở Đắk Lắk, Lâm Đồng thu mua cao hơn từ 1 – 2 giá so với thị trường. Tổng thu của năm ngoái, sau khi trừ đi các khoản chi phí, gia đình ông lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng hiện đang sản xuất các loại rau chủ lực, có lợi thế so sánh của địa phương. Trên cơ sở này, Lạc Dương xây dựng quy hoạch, định hướng các vùng sản xuất rau tập trung có quy mô lớn phù hợp từng vùng trọng điểm để cấp mã số vùng trồng, cũng như cấp chứng nhận sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ. Qua đó, huyện thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác trở thành hạt nhân của chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ.

được thành lập từ năm 2018 với 7 thành viên, HTX Nông nghiệp Quyết Thanh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có 8ha đất, chủ yếu trồng cây hồng giòn và mận hậu. Đến nay, HTX phát triển lên 26 thành viên với 28ha mận, 6ha hồng giòn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trung bình một năm, HTX xuất bán ra thị trường trên 300 tấn quả các loại, tổng doanh thu đạt trên 4 tỷ đồng. Trong quá trình sản xuất, HTX luôn tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” trong việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản xuất đi đôi với phát triển bền vững. Không những vậy, HTX còn nuôi “ruồi lính đen” để xử lý phụ phẩm trong trồng trọt và chế biến, tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi và phân hữu cơ cho trồng trọt, các phụ phẩm nông nghiệp được HTX thu gom vào bể và ủ phân hữu cơ bằng men vi sinh để bón cho cây trồng, cải tạo đất.

Nội dung vừa rồi đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp radio  hôm nay, xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại!

Tự động

Phân trùn quế - hướng đi của nông nghiệp bền vững

Nhạy bén với xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững, người dân Bình Phước đã biến phế phụ phẩm trong nông nghiệp thành sản phẩm phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao.

Trần Trung

Tin liên quan

Các chương trình

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Phóng sự

Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông
Phóng sự

Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.

Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông