Phát triển mô hình tôm - lúa tại vùng ĐBSCL

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ hôm nay mời quý vị và bà con về ĐBSCL để nghe bà con nơi đây nói về mô hình tôm - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao.

Nông Nghiệp Radio  | 10:54 19/05/2022

Phát triển mô hình tôm - lúa tại vùng ĐBSCL

Tự động

 

Dự án phát triển mô hình tôm - lúa tại vùng ĐBSCL

Đánh giá về mô hình tôm - lúa

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, nhà nước và các tổ chức nghiên cứu hỗ trợ phát triển đã nhận định đúng lợi thế, thách thức để thực hiện một số chương trình, dự án phát triển mô hình tôm - lúa tại vùng ĐBSCL.

Từ thực tế sản xuất cho thấy, mô hình tôm - lúa là hướng sản xuất phù hợp cho điều kiện tự nhiên và tầm nhìn nông nghiệp mới đang áp dụng cho khu vực ĐBSCL. Đến nay, đã tạo ra một số mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở vùng bán đảo Cà Mau, gồm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình tôm - lúa

ĐBSCL với lợi thế về điều kiện tự nhiên, mô hình nuôi tôm lúa có diện tích khá lớn, hiệu quả kinh tế cao, trung bình đạt từ 60 - 70 triệu đồng/ha. Kỹ thuật canh tác luân canh tôm - lúa đa dạng, khác nhau giữa các địa phương. Mô hình nuôi tôm - lúa quảng canh truyền thống được áp dụng phổ biến ở Cà Mau và Bạc Liêu với mật độ nuôi thưa  từ 2 - 5 con/m2, thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên, năng suất khoảng 200 - 300 kg/ha. Nuôi tôm - lúa quảng canh cải tiến áp dụng nhiều ở Kiên Giang và Sóc Trăng, mật độ nuôi từ 5 - 10 con/m2, có bổ sung thức ăn công nghiệp, năng suất đạt 400 - 600 kg/ha.

Sản xuất lấp lại vụ lúa vào những tháng mùa mưa năng suất đạt 5 - 6 tấn/ha. Trong vụ nuôi tôm, nông dân còn nuôi xen ghép thêm cua biển, cá nước mặn - lợ, vụ lúa thì thả xen thêm tôm càng xanh, cá nước ngọt để tăng hiệu quả sử dụng đất. Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, phát triển nuôi tôm là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Mặc dù nuôi tôm chỉ chiếm 5% diện tích nuôi thủy sản của tỉnh nhưng chiếm tới 30% về sản lượng.

Cách tăng hiệu quả kinh tế cho mô hình tôm - lúa

Để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh tôm - lúa, cần chú trọng quan tâm đến kỹ thuật nuôi, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ…

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các Trung tâm Khuyến nông ở các tỉnh, đã triển khai các biện pháp cụ thể, xây dựng các mô hình khuyến nông hiệu quả. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn, luân canh và xen canh tôm - lúa, chia thành 2 - 3 lần thả giống giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.

Nhiều Hợp tác xã nông nghiệp ở các địa phương, đã mạnh dạn chuyển sang sản xuất tôm - lúa hữu cơ theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, không chỉ sản xuất bền vững hơn mà hiệu quả kinh tế cũng tăng lên rõ rệt. Điển hình như Hợp tác xã Nông nghiệp Bầu Trâm, xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Ông Trương Văn Nhâm, Giám đốc Hợp tác xã Bầu Trâm cho biết:

Các địa phương cần tập trung đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi phục vụ cho sản xuất tôm - lúa, đặc biệt là ở các vùng được xác định trọng điểm cần nhân rộng. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng cần thiết kế lại hạ tầng của vuông nuôi theo hình thức liền kề, xem như mỗi hộ là một ô thủy lợi khép kín, nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết bất lợi, đảm bảo ổn định các yếu tố môi trường nước trong thời gian nuôi, giúp cho công tác sản xuất hiệu quả hơn.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho rằng, để mô hình tôm - lúa thành công và bền vững, cần tổ chức lại sản xuất, thu hoạch chế biến và thương mại hóa. Người dân phải tuân thủ tốt khung lịch thời vụ, không nên vì thấy con tôm có giá trị cao mà kéo dài thời gian nuôi, dẫn đến gây nhiễm mặn cho đất. Người dân phải ý thức được mối bổ trợ cho nhau giữa luân canh vụ tôm và vụ lúa, tạo ra tính bền vững của mô hình.

Vâng, thưa quý vị và bà con, việc chuyển đổi sản xuất tôm - lúa ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL, mang lại hiệu quả tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Đây là mô hình thích ứng tốt với biển đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Để sản xuất tôm - lúa bền vững, hiệu quả, ngoài việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật thì cần phải tổ chức liên kết sản xuất theo mô hình hợp tác xã. Các địa phương trong vùng cần liên kết tạo vùng nguyên liệu lớn liên tỉnh, gắn với cánh đồng lớn. Cùng nhau xây dựng thương hiệu lúa thơm - tôm sạch vùng ĐBSCL.

Tự động

Phát triển mô hình tôm - lúa tại vùng ĐBSCL

Chương trình phát thanh ‘Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng’ hôm nay mời quý vị và bà con về ĐBSCL để nghe bà con nơi đây nói về mô hình tôm - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao.

Nông Nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ