Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa

Khoảng 5 năm trở lại đây, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, trồng, làm giàu bổ sung rừng bằng cây bản địa.

Thanh Nga  | 15:05 24/06/2024

Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa

Tự động

Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, là đất nước có diện tích đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ với hệ sinh thái rừng đa dạng, tự bao đời, rừng mang tới những giá trị to lớn cho nhân dân ta về kinh tế, môi trường và xã hội. “Rừng vàng, biển bạc”, phải biết trân quý và bảo vệ thì rừng mới phát huy hết giá trị của mình, che chở muôn loài và đem lại nguồn sống cho con người. Tại các tỉnh Bắc Trung bộ của nước ta, ngoài những cánh rừng giàu, khép tán với độ che phủ từ cao đến rất cao thì vẫn còn không ít diện tích rừng trung bình, rừng nghèo cần trồng, làm giàu bổ sung. Trước thực trạng này, khoảng 5 năm trở lại đây, các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, trồng, làm giàu bổ sung rừng bằng các loài cây bản địa để bảo vệ và phát triển ‘rừng vàng’ của chúng ta.

Ghi nhận của phóng viên Thanh Nga:

Sáng tháng 6 nắng như đổ lửa nhưng cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Hương Sơn, chính quyền xã Sơn Kim 1 và chủ rừng ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn tay cầm dao, khoác bộ đồ bảo hộ kèm theo chiếc quạt chống nóng vượt suối, băng rừng để sẻ phát dây leo, bụi rậm, tạo không gian thông thoáng cho những cây bản địa như lim, dổi, mỡ… vươn chồi, nảy lộc.

Được biết, xã Sơn Kim 1 trước đây có đến hơn 21.400ha rừng và đất lâm nghiệp cần phủ xanh, chiếm hơn 96% tổng diện tích đất tự nhiên. Cho đến khi thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh năm 2018 và năm 2021 về Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị trên địa bàn, UBND xã Sơn Kim 1 đã tốc lực triển khai các phương án, hỗ trợ trồng, làm giàu rừng. Nhờ đó, hơn 7 tỷ đồng đã được sử dụng để hỗ trợ gần 300 hộ dân trong xã trồng, làm giàu hơn 1.400 ha rừng tự nhiên. Và đến thời điểm này, hầu hết diện tích rừng làm giàu đều phát triển rất tốt, tỷ lệ sống cao, nhiều cây đường kính hiện nay đã đạt 40 – 50cm. Ông Phan Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 chia sẻ về thành công này của địa phương:

Ông Phan Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, nói:

Theo tìm hiểu, các địa phương được thụ hưởng chính sách hỗ trợ trồng, làm giàu bổ sung rừng tự nhiên tại huyện Hương Sơn tập trung ở xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và Sơn Hồng, với các loài cây trồng chính là cây bản địa như: lim, de, dổi, cồng, mỡ…

Thông qua sự giám sát, hỗ trợ kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, đơn vị tư vấn và chính quyền các xã, người dân thực hiện khá bài bản quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng bổ sung.

Hiện nay một số diện tích trồng từ năm 2019, 2020 bắt đầu khép tán, vươn chồi hòa mình cung cấp oxi cho con người và trong tương lai, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sống gần rừng.

Với những phương án cụ thể, sự quan tâm của chính quyền và sự ủng hộ của người dân, xã Kim Sơn 1 trở thành một điểm sáng tại Hương Sơn về phong trào trồng và phục hồi rừng Ông Nguyễn Thanh Hải, hộ dân trú xã Sơn Kim 1 nhấn mạnh:

Ông Nguyễn Thanh Hải, hộ dân trú xã Sơn Kim 1, nhấn mạnh:

Mặc dù quãng thời gian chưa dài, song gần 7 năm qua, chính quyền, ngành chuyên môn và người dân huyện Hương Sơn đã tranh thủ rất hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ chính sách bảo vệ và trồng, làm giàu bổ sung rừng.

Theo đó, đã có hơn 4.300 ha rừng tự nhiên được hỗ trợ kinh phí trồng bổ sung, làm giàu rừng; với tổng chi phí thực hiện hơn 21 tỷ đồng. 

Nguồn tiền hỗ trợ được các xã giải ngân kịp thời đến đối tượng hưởng lợi. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, luôn có sự giám sát sát sao của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện; sự hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật của đơn vị chuyên môn. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ sống, phát triển của cây rừng. Ông Lê Ngọc Danh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, thông tin

Ông Lê Ngọc Danh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn, thông tin:

Vâng thưa quý vị và bà con, phải khẳng định rằng, sự hỗ trợ tích cực của nhà nước cùng với sự chung tay của người dân trong thời gian qua đã góp phần rất lớn để nâng cao giá trị, chất lượng rừng tự nhiên tại Hà Tĩnh. Về lâu dài, khi thị trường tín chỉ carbon được cả thế giới quan tâm thì những cánh rừng đã được trồng, phục hồi của địa phương sẽ mở ra cơ hội làm giàu mới, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.

TIN

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con,

Tháng 4 năm ngoái, Dự án xây dựng mô hình trồng cây tràm lá dài trên đất bán ngập khu vực lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang được triển khai trồng thử nghiệm với diện tích 6ha, thuộc địa phận thôn Nà Noong, xã Năng Khả, huyện Na Hang, Tuyên Quang. Theo đó, Ban quản lý Rừng phòng hộ Na Hang đã tiến hành các thủ tục mua cây giống, phân bón và triển khai trồng cây tràm lá dài. Tổng số cây giống đã cung ứng là hơn 43.900 cây, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Qua theo dõi sinh trưởng và nghiệm thu nội bộ, Ban quản lý Rừng phòng hộ Na Hang bước đầu đánh giá cây tràm lá dài trong mô hình có khả năng chịu khô hạn tốt, tỷ lệ sống rất cao, trung bình đạt 98%, cây sinh trưởng tốt.

Ban Quản lý Chương trình Rừng và Trang trại phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức Hội thảo lập kế hoạch liên ngành bàn về các giải pháp phát triển rừng gỗ lớn, nông lâm kết hợp. Một số giải pháp được đề ra tại Hội thảo là tiếp tục duy trì, phát triển các mô hình sinh kế, rừng gỗ lớn đã được đầu tư hỗ trợ; lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng địa phương; phối hợp hỗ trợ về vốn vay cho các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia trồng rừng, duy trì và nhân rộng các mô hình nông, lâm nghiệp có hiệu quả. Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên. Qua đó tận dụng được đất đai, nâng cao giá trị của rừng; các ngành chuyên môn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ về chuyên môn chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp… góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải tạo được môi trường sinh thái và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Kiểm lâm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên phát hiện và xử lý 12 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tổng số lâm sản vi phạm bị tạm giữ, chờ xử lý là 15,5m3 gỗ tròn các loại; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 10 triệu đồng. Theo đánh giá của cơ quan chức năng huyện Định Hóa, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn có chiều hướng diễn biến phức tạp, trong đó có một số vụ việc khai thác lâm sản trái pháp luật. Riêng năm 2023 có 2 vụ phá rừng phòng hộ tại xóm Khuân Nhà, xã Quy Kỳ và xóm Làng Há, xã Lam Vỹ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã khởi tố vụ án và các bị can.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa

Khoảng 5 năm trở lại đây, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, trồng, làm giàu bổ sung rừng bằng cây bản địa.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Thời sự

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi
Thời sự

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi; Nâng cao năng lực nuôi biển công nghiệp; Khẩn trương phòng, trừ bệnh cháy lá trên cây bạch đàn.

Cần đầu tư khoa học công nghệ cho vận hành hồ chứa thủy lợi