Sạt lở tại dự án ở Bình Thuận: ‘Đừng mất bò mới làm chuồng’

Tại Bình Thuận, mỗi khi mưa lớn, nhiều dự án gây sạt lở cát tràn xuống đường khiến giao thông ách tắc, ảnh hưởng đến tài sản và đe dọa tính mạng của người dân.

Kim Sơ  | 12:38 04/06/2024

Sạt lở tại dự án ở Bình Thuận: ‘Đừng mất bò mới làm chuồng’

Tự động

Sạt lở tại dự án ở Bình Thuận: ‘Đừng mất bò mới làm chuồng’

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị và bà con: Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có nhiều dự án, công trình dọc dải ven biển nằm trên những đồi cát hình thành lâu năm. Dưới các dự án là đường dân sinh và nơi sinh sống của nhiều người dân. Tuy nhiên điều đáng nói vài năm trở lại đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều dự án gây sạt lở cát tràn xuống đường gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến tài sản và đe dọa tính mạng của người dân. Do đó, mong mỏi của người dân là cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án tuân thủ quy định về phòng chống thiên tai, tránh xảy ra sạt lở, để người dân yên tâm sinh sống.

MC2: Sau trận mưa lớn, lũ cát từ dự án Sentosa Villa, ở phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết do Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn làm chủ đầu tư tràn xuống đường làm tê liệt tuyến đường ven biển, vùi lấp nhiều phương tiện giao thông và nhà hàng phía dưới.

Ông Huỳnh Sổ, một người dân sống ở dưới dự án nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng thuộc phường Mũi Né vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại vụ sạt lở cát xảy ra rạng sáng 21/5 vừa qua. Sau trận mưa to, một lượng lớn cát khổng lồ từ trên đồi cao tràn xuống, người dân đang lưu thông qua khu vực này chỉ kịp bỏ xe chạy thoát thân, trông rất sợ. Tuy nhiên điều đáng nói đây không phải lần đầu tiên dự án này xảy ra sạt lở cát.

Băng ông Huỳnh Sổ  (18 giây)

Hiện nay việc sạt lở tại dự án Sentosa Villa đang được khắc phục. Tuy nhiên mong mỏi của người dân là cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải giám sát chặt chẽ dự án trong việc khắc phục hậu quả, nhằm đảm bảo phòng chống thiên tai, tránh xảy ra sạt lở một lần nữa, để người dân yên tâm sinh sống. Ông Nguyễn Tiến Dũng, ở khu phố 1, phường Mũi Né cho biết:

(Băng ông Dũng 19 giây).

Ngoài dự án Sentosa Villa, vào tháng 5/2020 và tháng 4/2021, tại dự án Goldsand Hill Villa cũng xảy ra sạt lở cát do mưa lớn gây hư hỏng cho công trình hạ tầng kỹ thuật và làm ảnh hưởng đến môi trường và các hoạt động của người dân tại khu vực dự án. Trong khi đó tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Mũi Né có 5 dự án được xây dựng trên đồi cát cao, phía dưới là người dân sinh sống, nguy cơ dễ xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão.

Trước tình hình đó, ông Bùi Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND phường Mũi Né cho biết: 

(Băng 28 giây)

MC1: Thưa quý vị và bà con: Sau vụ sạt lở ở phường Mũi Né, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản, trong đó chỉ đạo Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra các dự án du lịch, dự án phát triển đô thị và các công trình ven biển. Trong đó, yêu cầu chủ đầu tư thành lập tổ, đội lực lượng ứng phó sự cố nhanh tại chỗ để chủ động tổ chức xử lý kịp thời, hạn chế không để xảy ra tình trạng cát tràn xuống đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và các khu dân cư ven biển mỗi khi có mưa lớn xảy ra. Sau đó, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết và chủ đầu tư 14 dự án ven biển rà soát hồ sơ thiết kế đồng thời phải có giải pháp phòng, chống, ứng phó mưa lớn gây ngập lụt, sạt lở đất.

MC2: # Bây giờ, sẽ là một số tin vắn về hoạt động phòng chống thiên tai vừa diễn ra trên địa bàn cả nước.

MC1: Thưa quý vị và bà con, ngày 3-6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã gửi công văn đến Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc ứng phó với mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo đó, các địa phương cần triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.

MC2: Theo rà soát của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hệ thống đê điều tại nhiều địa phương còn nhiều điểm xung yếu. Thế nhưng, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình là các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, không gian thoát lũ ở bãi sông. Ông Trần Công Tuyên, Trưởng phòng Quản lý đê điều (Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, những vi phạm xuất hiện từ nhiều năm nhưng chưa được xử lý dứt điểm là do ý thức chấp hành pháp luật về đê điều của một bộ phận dân cư còn hạn chế. Cùng với đó, một số doanh nghiệp vì lợi ích đã cố tình vi phạm pháp luật để xây dựng công trình, nhà ở, kinh doanh trái phép bãi sông. Đặc biệt, nhiều nơi chính quyền còn có biểu hiện ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm việc giải quyết các vi phạm.

MC1:  Theo dự báo, năm 2024 thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, có thể xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, công tác giải quyết khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, các đơn vị LLVT (lực lượng vũ trang) toàn tỉnh Cao Bằng sẵn sàng chủ động tham mưu Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó các LLVT tỉnh Cao Bằng tiếp tục phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, cháy rừng các cấp, tăng cường công tác giao ban, thống nhất các phương án với các LLVT trên địa bàn, chủ động lập kế hoạch điều động lực lượng của các đơn vị khi có tình huống xảy ra. tổ chức ứng cứu có hiệu quả khi thiên tai xảy ra, khắc phục hậu quả, sớm ổn định tình hình.

MC2: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con!

Tự động

Sạt lở tại dự án ở Bình Thuận: ‘Đừng mất bò mới làm chuồng’

Tại Bình Thuận, mỗi khi mưa lớn, nhiều dự án gây sạt lở cát tràn xuống đường khiến giao thông ách tắc, ảnh hưởng đến tài sản và đe dọa tính mạng của người dân.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phóng sự

Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh
Phóng sự

Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.

Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh