Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha

Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha; Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây; Lập chuyên án đấu tranh, ngăn chặn nhập lậu động vật.

Quỳnh Anh  | 08:40 05/07/2024

Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha

Tự động

Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 5/7 sẽ có những nội dung chính sau: Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha; Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây; Lập chuyên án đấu tranh, ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 5/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha

Thưa quý vị và bà con, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng cây ăn quả 6 tháng đầu năm nay đạt khá. Giá bán hầu hết sản phẩm cây ăn quả tăng. Tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm nay đạt trên 3,4 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ. Khác với tình trạng trước đây thường là “được mùa thì mất giá”, trong 6 tháng đầu năm nay nhiều sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp “được cả mùa” và “được cả giá”, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và thu nhập của người sản xuất". Đặc biệt, sản lượng sầu riêng năm nay tăng mạnh hơn 20% và có mức giá khá cao. Đến thời điểm giữa tháng 5, giá bán sầu riêng Monthong vẫn ở mức 100.000 - 110.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 còn 60.000 - 70.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi ha sầu riêng thu hoạch sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng một tỷ đồng.

  • Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây

Tại hội thảo quốc tế “Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trịchanh dây ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa diễn ra, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ, Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu chanh dây lớn trên thế giới, nằm trong top 10 nước cung ứng. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sản xuất bền vững chanh dây tại nước ta. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp Quản lý tổng hợp sâu bệnh trên chanh dây sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong đó, người trồng chanh dây cần được nâng cao năng lực quản lý các sâu bệnh hại, đồng thời quản lý vườn cây bằng các giải pháp quản lý đất, nước tưới và phân bón.

  • Quảng Ngãi gỡ khó cho các dự án nạo vét hồ thủy lợi

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 800 công trình đầu mối thủy lợi. Trong đó, có nhiều Công trình, đặc biệt là hồ chứa bị bồi lắng, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản và khai thác các dịch vụ du lịch có sử dụng mặt nước lòng hồ. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về quy trình, hồ sơ thủ tục đối với hoạt động nạo vét kết hợp thu hồi khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xử lý sản phẩm nạo vét. Trước những khó khăn vướng mắc này, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đã chủ trì, tổ chức làm việc với Sở TN&MT và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan; đồng thời, tham vấn ý kiến của Bộ NN&PTNT xem xét, hướng dẫn một số nội dung, làm cơ sở để tỉnh chỉ đạo thực hiện các dự án nạo vét lòng hồ công trình thủy lợi cũng như công tác cấp phép, khai thác khoáng sản trong phạm vi dự án...

  • Lập chuyên án đấu tranh, ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản về tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn. Trong đó, giao Sở NN-PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các đơn vị liên quan tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân không được giết mổ gia súc, gia cầm chết, mắc bệnh để chế biến làm thực phẩm. Hướng dẫn người chăn nuôi, nhân viên thú y cấp xã tăng cường theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, giao Công an tỉnh Vĩnh Phúc thành lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ động vật ốm, chết, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật chưa được kiểm dịch của cơ quan thú y khi vào địa bàn tỉnh.

  • Kiên Giang sẽ hình thành 1 - 2 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh đang triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn, với mục tiêu sản lượng năm 2030 đạt 50.000 - 55.000 tấn/năm, đáp ứng từ 40 - 50% nhu cầu thức ăn chăn nuôi của tỉnh. Theo nội dung đề án, tỉnh Kiên Giang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng năng suất trên cùng đơn vị diện tích các loại cây trồng làm nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng. Kiên Giang sẽ hình thành 1 - 2 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm kết hợp thức ăn cho thủy sản tại một trong các khu và cụm công nghiệp, cụm nhà máy chế biến nông - thủy sản của tỉnh.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, mùa khô năm 2023-2024 được đánh giá là có diễn biến bất thường, khó dự báo. Trước thực tế đó, để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, việc vận hành các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, tại ĐBSCL – vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, công tác thủy lợi với nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt quyết định phần lớn tới thành công của mùa vụ. Ông Lê Tự Do, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác Thủy lợi miền Nam chia sẻ về công tác vận hành công trình thủy lợi tại vùng ĐBSCL trong mùa khô 2023 – 2024.

Băng:

Văn Vũ

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 5/7/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 Bộ NN-PTNT. Sau đó, Nghe Báo cáo về chủ trương vận động 1 số dự án ODA thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa Chất lượng cao và Dự án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 Bộ NN-PTNT. Sau đó, dự Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Kiểm ngư.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Tham gia đoàn công tác của Chủ tịch nước.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cùng dự Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung sẽ dự Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024. Sau đó, Họp chi Bộ Cục Bảo vệ thực vật.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha

Sầu riêng được mùa lẫn giá, nông dân lãi cả tỷ đồng/ha; Tăng cường quản lý chất lượng cho chuỗi giá trị chanh dây; Lập chuyên án đấu tranh, ngăn chặn nhập lậu động vật.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn
Thời sự

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn; Bắc Kạn chi 26 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi; Bình Thuận tổ chức lại sản xuất thanh long.

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn
Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Thời sự

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo