Tăng cường tính chủ động trong phát triển thị trường nông sản
Tăng cường tính chủ động trong phát triển thị trường nông sản. Hà Nội đặt mục tiêu sản lượng lúa hàng năm ít nhất 660 nghìn tấn. Cảnh báo ngộ độc do nấm. Hơn 700ha tôm thiệt hại do dịch bệnh. Sạt lở bờ biển khiến Cà Mau mất hơn 5.200ha đất rừng.
Quỳnh Anh | 08:29 31/05/2023
-
Tăng cường tính chủ động trong phát triển thị trường nông sản
Thưa quý vị và bà con, thông tin Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn tháng 5 và 5 tháng đầu năm tại cuộc họp diễn ra chiều qua, Bộ NN-PTNT cho biết, 5 tháng đầu năm, dù đối mặt với nhiều khó khăn, sản xuất nông lâm thủy sản cơ bản vẫn ổn định. Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, tới thời điểm này, sản xuất nông nghiệp đã hạn chế sự sụt giảm, có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên trong bối ảnh bất ổn, toàn ngành vẫn cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.
Quỳnh Anh
- Hà Nội đặt mục tiêu sản lượng lúa hàng năm ít nhất 660 nghìn tấn
UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, định hướng đến năm 2030 diện tích canh tác lúa còn khoảng 55.000ha. Sản lượng lúa hàng năm đảm bảo ít nhất 660 nghìn tấn để làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực của Thành phố. Bảo đảm thu nhập của người dân khu vực nông thôn đến năm 2030 cao gấp từ 2 lần trở lên so với năm 2020. Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; nâng mức tiêu thụ lương thực; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 10%.
Phạm Hiếu
-
Cảnh báo ngộ độc do nấm
Tỉnh Đắk Lắk hiện đang bước vào đầu mùa mưa nên các loại nấm sinh sôi nhiều. Nhiều người dân không phân biệt được nấm lành với nấm độc. Hầu hết các loại nấm độc gây chết người có tác dụng chậm, từ 12- 24 giờ sau khi ăn mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Điều này gây khó khăn trong việc cứu chữa; triệu chứng ngộ độc xuất hiện càng muộn thì càng khó điều trị, nguy cơ tử vong cao. Do đó, ngành Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm có màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc. Các loại nấm mọc ở rẫy, rừng cần được kiểm chứng rõ nguồn gốc. Nấm tươi ăn được cũng nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát vẫn có thể gây ngộ độc.
Minh Quý
- Hơn 700ha tôm thiệt hại do dịch bệnh
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có gần 319 triệu con tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh với diện tích hơn 700ha. Tôm bị thiệt hại do nhiễm bệnh thường gặp như: Bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, đường ruột. Trong đó, tỷ lệ thiệt hại do bệnh đốm trắng cao nhất chiếm khoảng 31%. Thời tiết nắng nóng kèm theo các trận mưa đột ngột, khiến môi trường ao nuôi thường xuyên biến động. Nên từ đầu năm đến nay, tỉnh cũng đã xin hỗ trợ 102 tấn chlorine từ nguồn dự trữ trung ương và đã cấp, phát cho người nuôi tôm toàn tỉnh để xử lý nguồn nước phục vụ công tác phòng, chống dịch. Đến nay cơ bản đã khống chế tình hình dịch bệnh, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất cho hộ nuôi.
Hồ Thảo
- Sạt lở bờ biển khiến Cà Mau mất hơn 5.200ha đất rừng
Trong 10 năm trở lại đây, sạt lở đất bờ biển đã làm mất đi hơn 5.250 ha đất rừng, chính gì vậy, Cà Mau đang khẩn trương xây dựng bờ kè đê biển Tây để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão, bảo vệ hơn 26.000 người dân. Năm 2023, tỉnh Cà Mau đã triển khai khẩn cấp khắc phục sạt lở kè và cứng hóa mái đê với chiều dài gần 4km, mức đầu tư gần 9 tỷ đồng và quyết tâm thi công hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay. Ngoài ra, Cà Mau cũng cần được hỗ trợ tiếp tục để đầu tư hơn 130km có nguy cơ sạt lở rất nguy hiểm trong thời gian tới.
Văn Vũ
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, trong tháng 5, lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản nước ta tập trung chủ yếu vào chăm sóc và thu hoạch lúa và rau màu vụ Đông Xuân; gieo cấy lúa Hè Thu; tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; đồng thời, tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích ngư dân tích cực bám biển và nghiêm túc thực hiện các quy định về IUU. Và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong tháng 5 và cả 5 tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn phát triển ổn định. Đánh giá về tình hình sản xuất nông lâm thủy sản thời gian qua và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 31/5/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự họp Quốc hội. Sau đó, Họp với các Hiệp hội ngành hàng về Quy định mới của EU về phòng chống phá rừng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo Quản lý chất thải nhựa ngành nông nghiệp, thực trạng và giải pháp. Sau đó, làm việc với Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Đi công tác nước ngoài.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, cùng Phó Thủ tưởng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp xã giao Đại sứ Hà Lan. Trao đổi một số công việc với Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT. Họp với Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh trật tự cho Hội nghị ASEAN về Phòng chống thiên tai năm 2023 tại Việt Nam. Sau đó, trao kỷ niệm chương cho Bà Stefania Dina, chuyên gia cao cấp về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Tăng cường tính chủ động trong phát triển thị trường nông sản
Tăng cường tính chủ động trong phát triển thị trường nông sản. Hà Nội đặt mục tiêu sản lượng lúa hàng năm ít nhất 660 nghìn tấn. Cảnh báo ngộ độc do nấm. Hơn 700ha tôm thiệt hại do dịch bệnh. Sạt lở bờ biển khiến Cà Mau mất hơn 5.200ha đất rừng.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.
Từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100 - 250mm, có nơi cao hơn 350mm.