Thắng lợi vụ cà phê nhờ cuộc cách mạng theo hướng hữu cơ

Vụ thu hoạch này, khi nhiều diện tích cà phê đang đối mặt với tình trạng sụt giảm năng suất thì những vườn cà phê hữu cơ tại Gia Lai vẫn phát triển ổn định.

Tuấn Anh  | 07:55 20/12/2023

Thắng lợi vụ cà phê nhờ cuộc cách mạng theo hướng hữu cơ

Tự động

Thắng lợi vụ cà phê nhờ cuộc cách mạng theo hướng hữu cơ

MC1:Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con! Hiện nay đang là cuối vụ thu hoạch cà phê của người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Mặc dù giá cà phê đang ở mức khá cao so với năm trước, nhưng niềm vui của người dân không được trọn vẹn khi năng cà phê sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, đối với những hộ dân sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ thì câu chuyện năng suất cũng như chất lượng không còn là mối lo ngại. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh.

MC2:

Vườn cà phê hơn 1.000 cây trồng theo hướng hữu cơ của gia đình chị Nguyễn Thị Thảo (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh gia Lai), thời điểm này đang cho thu hoạch. Để cà phê đạt chất lượng, gia đình chị Thảo thực hiện thu hái thành nhiều đợt, lựa chọn hái quả chín. Chị Thảo cho biết, năm nay vườn cà phê của gia đình cho năng suất khoảng hơn 4 tấn nhân, cao hơn so với năm ngoái và cao hơn mặt bằng chung của người dân trong vùng. Để có được năng suất ổn định, nhiều năm qua, gia đình chị Thảo kiên định chăm sóc cà phê theo hướng hữu cơ.

Trước đây, cũng như bao hộ dân, gia đình chị Thảo đơn thuần sản xuất cà phê theo phương thức truyền thống, sử dụng phần lớn phân bón hóa học. Hàng chục năm trời sử dụng phân bón hóa học, chị nhận thấy vườn cây cà phê ngày càng đi xuống, năng xuất giảm dần. Đặc biệt, sử dụng nhiều phân hóa học khiến cho sức khỏe của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ đó, chị Thảo suy nghĩ, tại sao người nông dân như mình cứ phải đi theo con đường sử dụng phân bón hóa học, rất độc hại và ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. Cần phải sống thuận theo tự nhiên thì sức khỏe của bản thân và gia đình mới ổn định.

Đến năm 2017, qua các trang mạng xã hội vô tình thấy chương trình “nông nghiệp tử tế” chỉ dạy phương pháp sản xuất phân bón hữu cơ từ chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO. Từ đó, chị Thảo ngày đêm nghiên cứu để quyết tâm theo đuổi mô hình nông nghiệp hữu cơ từ chế phẩm IMO. Chia sẻ vấn đề này chị Thảo cho biết:

Băng 1: Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thảo (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê:

Tại sao người nông dân mình lại cứ đi theo con đường hóa học. Thứ nhất là nó độc hại. Thứ 2 là ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mà thầy thì bảo mình phải sống theo thuận tự nhiên thì sức khỏe mình sẽ ổn định. Thì đúng thật, từ năm mình chuyển sang cái này nó đã ổn hơn nhiều, sức khỏe ổn, chi phí đầu vào thấp xuống thì kinh tế của mình sẽ ổn.

MC: Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng lan tỏa những mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, không chỉ ổn định về năng suất mà còn góp phần duy trì hệ sinh thái tự nhiên, không gây hại đến sức khỏe cho nông dân trực tiếp canh tác và người tiêu dùng.

Có 1,6ha trồng cà phê, gia đình anh Phạm Văn Thiện (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) theo đuổi con đường hữu cơ đã được 3 năm. Trước đó, vườn cà phê của gia đình chăm sóc theo hướng hóa học khiến cho sản lượng luôn phập phù, năm được năm mất. Sau khi được mách bảo, anh Thiện quyết định chuyển toàn bộ quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, nói không với phân bón hóa học. Tại đây, gia đình anh chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh vật bản địa IMO ủ thành đạm cá, đậu tương, đồng thời bổ sung thêm vi lượng giúp cây cà phê phát triển tốt hơn.

Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ nên vườn cà phê của gia đình anh Thiện luôn cho năng suất ổn định theo thời gian. Đặc biệt, năm nay nhiều vườn cà phê bị mất mùa thì vườn cà phê của gia đình anh Thiện vẫn cho năng suất hơn 37 tấn tươi, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng. Anh Thiện cho biết:

Băng 2: Phỏng vấn anh Phạm Văn Thiện (thôn 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh):

Tôi thấy phân hữu cơ đem lại hiệu quả tốt hơn về mặt chi phí, về năng suất cây trồng và quan trọng nhất sự phát triển của cây không thay đổi, nó lại mai lại nhiều lợi ích tốt hơn.

MC: Đánh giá về sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ, ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Păh cho biết, phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang được nhiều người dân trên địa bàn huyện áp dụng với chế phẩm IMO. Mặc dù chưa phải sản xuất đạt chuẩn hữu cơ, nhưng với việc sử dụng chế phẩm IMO, vườn cây của các hộ dân đã phát triển rất bền vững. Ông Sơn chia sẻ:

Băng 3: Phỏng vấn ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Păh:

Hiện nay bà con huyện Chư Păh đã sản xuất phân bón theo hướng hữu cơ, sử dụng IMO 4, chống được bệnh tật trên cây cà phê, cho năng suất cao hơn. Chất đất tạo mùn nhiều, cho nên đất tạo mùn nhiều làm cho oxy trong đất có, làm cho cây phát triển bền vững hơn, tuổi thọ cao hơn, năng suất cao hơn.

MC1 : Thưa quý vị và bà con! Phong tràosản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị đã góp phần làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân trên địa bàn tỉnh gia Lai. Qua đó, hướng đến sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp tăng năng suất, chất lượng, từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo Bộ NN-PTNT, phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trên nền sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp là hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam kể cả trước mắt và lâu dài để tiến đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và tạo ra nông sản an toàn, có giá trị gia tăng cao. Theo Đề án Phát triển Sản xuất và Sử dụng Phân bón Hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, mới được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt, mục tiêu cụ thể đến 2030, nâng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên trên 30% so với tổng số sản phẩm phân bón, nâng công suất sản xuất phân bón hữu cơ của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 5 triệu tấn/năm.

MC 2: tin 2

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng của nông nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã chủ động lồng ghép các chính sách, chương trình để xây dựng các mô hình áp dụng quy trình thực hành sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... Số liệu của Sở NN&PTNT, đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 1.890 ha cây trồng các loại như cam, bưởi, chè... được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Ngoài ra, có 3 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản được chứng nhận VietGAP; 8 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP; 14 cơ sở chế biến nông sản, thủy sản có giấy chứng nhận HACCP. Đặc biệt, toàn tỉnh đã hình thành 60 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.

MC 1: tin 3

Thời gian qua, nhằm từng bước chuyển đổi nhận thức của người dân từ canh tác chè truyền thống sang sản xuất chè theo hướng hữu cơ, đồng thời mở ra nhiều cơ hội để thương hiệu chè hữu cơ Thái Nguyên có thể tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, Hội Chè Thái Nguyên đã triển khai chuyển giao quy trình trồng chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho người dân. Theo đó, Hội Chè Thái Nguyên đã phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn người dân sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Các học viên đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam và kết nối, giới thiệu các đối tác quan tâm đến sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ để liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, mở đường cho chè hữu cơ địa phương phát triển đạt hiệu quả cao hơn.

Nội dung vừa rồi...

Tự động

Thắng lợi vụ cà phê nhờ cuộc cách mạng theo hướng hữu cơ

Vụ thu hoạch này, khi nhiều diện tích cà phê đang đối mặt với tình trạng sụt giảm năng suất thì những vườn cà phê hữu cơ tại Gia Lai vẫn phát triển ổn định.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông