Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp

Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp; Xuất khẩu rau quả sẽ đạt kỷ lục mới; Bắc Kạn xóa gần 2.000 nhà tạm, nhà dột nát.

Quỳnh Anh  | 14:22 09/12/2024

Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp

Tự động

Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA

SỐ  – 133 –

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA
  • Hơn 800 người tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng quốc gia
  • Xuất khẩu rau quả sẽ đạt kỷ lục mới
  • Cảng cá bị bồi lấp nghiêm trọng, ảnh hưởng ngành thủy sản
  • Bắc Kạn xóa gần 2.000 nhà tạm, nhà dột nát
  • Yên Bái phân bổ hơn 240 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết sau thiên tai
  • Lâm Đồng tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi
  • Ngành nông nghiệp An Giang “về đích” cuối năm

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế - ISG với sự tham dự của đại diện Ngân hàng Thế giới, đại diện Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và địa phương. Hội nghị tập trung thảo luận về “Định hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành NN-PTNT trong giai đoạn 2026-2030”. Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu thực tế, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình và không còn được hưởng mức lãi suất thấp, số lượng dự án và giá trị nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành nông nghiệp đã giảm đi rõ rệt, cùng với đó là các hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn không hoàn lại cũng giảm. Với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, nhu cầu hợp tác với các đối tác quốc tế rất lớn và đa dạng. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Hơn 800 người tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng quốc gia

Cũng trong tuần qua, tại xóm Cao Trãng, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia năm 2024. Ban tổ chức đã huy động hơn 800 người tham gia huấn luyện, diễn tập, gồm người dân địa phương, chủ rừng; cán bộ, chiến sỹ là lực lượng dân quân tự vệ, quân đội, công an, kiểm lâm huyện và các lực lượng khác của địa phương. Trong đó, lực lượng trực tiếp thực hiện công tác diễn tập chữa cháy rừng khoảng 200 người. Trang thiết bị phục vụ diễn tập được huy động từ thô sơ đến hiện đại  cùng hàng trăm tấn vật liệu cháy để dựng hiện trường. Đặc biệt, bố trí hiện trường, vật liệu cháy sát với tình huống diễn tập theo 4 cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương, đảm bảo các lực lượng diễn tập chữa cháy trực tiếp tương tự trong thực tiễn.

  • Xuất khẩu rau quả sẽ đạt kỷ lục mới

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm nay lên gần 6,7 tỷ USD, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2023… Giá trị xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tăng ở 14 trong tổng số 15 thị trường xuất khẩu chính. Với kết quả đạt được trong 11 tháng, ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm, cao hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Bước nhảy vọt này đang mở ra chặng đường phát triển mới cho ngành hàng rau quả trong những năm tiếp theo trên hành trình hướng tới kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.

  • Cảng cá bị bồi lấp nghiêm trọng, ảnh hưởng ngành thủy sản

Cửa biển Lạch Vạn là một trong 6 cửa lạch lớn của tỉnh Nghệ An, mỗi ngày đón hàng trăm lượt tàu, thuyền của ngư dân ra vào. Nhiều năm qua, cửa biển này bị bồi lắng nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện lưu thông ra, vào lạch. Do hiện tượng mắc cạn khi vào cửa Lạch Vạn, ngư dân Diễn Châu sinh sống hai bên cửa biển này phải chọn phương án vào các cảng cá khác để neo đậu, bốc dỡ hàng hóa. Còn những tàu cá cỡ lớn của ngư dân địa phương đều phải neo đậu ngoài xa rồi dùng thuyền nhỏ để trung chuyển hải sản vào cảng cá.  Hàng năm, UBND huyện đều có văn bản gửi Sở NN-PTNT, UBND tỉnh Nghệ An và các cấp, ngành liên quan đề nghị sớm có phương án khắc phục, xử lý tình trạng bồi lắng tại cửa Lạch Vạn, tuy nhiên để triển khai một cách căn cơ, đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

  • Bắc Kạn xóa gần 2.000 nhà tạm, nhà dột nát

Theo số liệu mới nhất tại Cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh có hơn 3.700 hộ được hỗ trợ làm nhà, đến nay, đã hoàn thành hơn 1.800 nhà. Các hộ được giúp đỡ có nhà ở ổn định, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Nhà ở được xây dựng đều đảm bảo về diện tích và chất lượng, phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương; có nhiều ngôi nhà có chất lượng tốt, khang trang.

  • Yên Bái phân bổ hơn 240 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết sau thiên tai

Yên Bái là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 với mức thiệt hại hơn 4.700 tỷ đồng. Nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, Yên Bái đã phân bổ hơn 240 tỷ đồng từ tiền tiếp nhận ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do để hỗ trợ làm nhà cho các hộ gia đình có nhà bị sập trôi hoàn toàn, hư hỏng nặng và phải di dời khẩn cấp; hỗ trợ các gia đình có người chết, người bị thương; hỗ trợ mua gạo cứu đói, khắc phục sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà văn hóa thôn, trường học, cơ sở y tế, khu tái định cư; hỗ trợ các địa phương thực hiện các nội dung chi khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3... Việc phân bổ, hỗ trợ kịp thời nguồn kinh phí đã giúp các hộ dân, gia đình bị thiệt hại từng bước ổn định cuộc sống, tái thiết sau lũ và khôi phục phát triển sản xuất nông nghiệp.

  • Lâm Đồng tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi

Thông tin từ Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 400 công trình thủy lợi. Hiện, tỉnh đã kiên cố hóa được gần 970km kênh mương, đạt tỷ lệ gần 75%, chủ động cấp nước tưới cho khoảng hơn 50.500 ha, diện tích tưới tiên tiến tiết kiệm nước ước đạt gần 52.600 ha. Năm 2024, ngành Nông nghiệp được bố trí nguồn vốn, sử dụng vốn sửa chữa thường xuyên để nâng cấp sửa chữa được 21 công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá thêm được 8 km kênh mương. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành, địa phương để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chuẩn bị triển khai các phương án tổ chức thi công các Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, Đông Thanh, Kazam.

  • Ngành nông nghiệp An Giang “về đích” cuối năm

Theo Sở NN&PTNT An Giang, đến tháng 11/2024, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt kết quả khả quan. Lũy kế 11 tháng, toàn tỉnh đã gieo trồng 618.600ha lúa, đạt trên 100% kế hoạch, hoa màu có diện tích 49.900ha, đạt 97% kế hoạch. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, quy mô đàn chăn nuôi tiếp tục tăng. Cùng với đó, các hoạt động lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi thú y, công tác thủy lợi cũng đạt kết quả tích cực. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu, lũy kế đến tháng 10, toàn tỉnh có 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOPtừ 3 sao trở lên. Trong thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã ban hành kế hoạch và kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện để tổ chức triển khai đến năm 2030. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện 22 mô hình theo đề án, với diện tích hơn 1.100ha.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh nguồn ODAvà vốn vay ưu đãi có xu hướng giảm, chuyển sang các loại hình đầu tư và hỗ trợ khác trong khi ngân sách nhà nước vẫn chưa thể phân bổ đủ cho các nhiệm vụ của ngành NN-PTNT, Hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế - ISG vừa diễn ra đã tập trung vào mục tiêu xác định ưu tiên của các đối tác, nhà tài trợ, quan điểm chỉ đạo và định hướng ưu tiên sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành nông nghiệp của Chính phủ trong giai đoạn tới, tạo tiền đề để xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng hiệu quả nguồn ODA và vốn vay ưu đãi của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ:

Băng

Diệu Linh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp

Thích ứng bối cảnh mới trong tiếp cận nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp; Xuất khẩu rau quả sẽ đạt kỷ lục mới; Bắc Kạn xóa gần 2.000 nhà tạm, nhà dột nát.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tạo động lực cho chuỗi giá trị sản phẩm cây ăn quả bứt phá
Thời sự

Tạo động lực cho chuỗi giá trị sản phẩm cây ăn quả bứt phá; Trữ nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; Đề nghị kiểm tra, hỗ trợ lúa thiệt hại do sâu bệnh.

Tạo động lực cho chuỗi giá trị sản phẩm cây ăn quả bứt phá
Thời tiết nông vụ ngày 10/12/2024: Bắc bộ rét đậm, Trung bộ lại mưa
Thời sự

Khu vực Trung Bộ xuất hiện đợt mưa, trọng tâm là Huế - Quảng Ngãi với tổng lượng từ 200-400mm, có nơi trên 700mm.

Thời tiết nông vụ ngày 10/12/2024: Bắc bộ rét đậm, Trung bộ lại mưa