Thu hút nuôi biển công nghệ cao bằng các chính sách vốn

Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên triển khai hỗ trợ người dân nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở. Sau 1 năm, các mô hình thí điểm đều cho lợi nhuận cao.

Kim Sơ  | 18:01 10/06/2024

Thu hút nuôi biển công nghệ cao bằng các chính sách vốn

Tự động

Thu hút nuôi biển công nghệ cao bằng các chính sách vốn

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con: Khánh Hòa là một trong 3 địa phương có tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi biển ở Việt Nam. Bởi tỉnh này có bờ biển dài 385 km, hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều đầm, vịnh kín gió cùng với các cảng nước sâu. Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã phát triển nuôi biển đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên nuôi biển nơi đây vẫn còn đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc phát triển bền vững, chưa thích ứng với thiên tai. Do đó, tỉnh đang nghiên cứu các chính sách để thúc đẩy nuôi biển và hỗ trợ người dân chuyển đổi lồng bè gỗ truyền thống sang lồng HDPE hiện đại để vừa đảm môi trường, vừa bảo vệ tài sản và thích ứng với biến đổi khí hậu.

MC 2: Những ngày đầu tháng 6 này, chúng tôi tham dự lễ tổng kết chương trình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Chiếc na nô cao tốc đưa tất cả đoàn tham dự ra những chiếc lồng nuôi HDPE rất chắc chắn đang thả nuôi cá bớp, tôm hùm. Những hộ tiên phong nuôi vùng biển hở tại đây đều phấn khởi mô hình mang lại hiệu quả vượt trội so với nuôi gần bờ. Cụ thể, do nguồn nước sạch hơn nên cá tôm nhanh lớn, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Đặc biệt, lồng nuôi HDPE vững chãi nên bà con rất tin tưởng không sợ sóng gió, bão gây thiệt hại như trước đây nuôi bằng lồng gỗ.

Ông Nguyễn Văn Cư, ở xã Cam Lập, một người nuôi ở vùng biển hở cho biết: (Băng 21s)

Trước hiệu quả vượt trội của mô hình nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở, người dân mong muốn tỉnh Khánh Hòa có cơ chế chính sách tạo điều kiện để người dân vay vốn để phát triển sản xuất, cũng như đầu tư nhân rộng lồng nuôi HDPE.

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, (Băng Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa 27 giây)

Ngoài vấn đề vừa nêu, để lan tỏa việc nuôi biển ở vùng biển hở, tỉnh Khánh Hòa cũng sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho ngư dân nuôi trồng tại khu vực biển hở và bảo hiểm tai nạn rủi ro cho ngư dân khi tham gia đánh bắt, nuôi trồng và khai thác hải sản trên biển.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNTPhùng Đức Tiến, thời gian qua, nuôi biển của nước ta đã tổ chức triển khai rất đồng bộ, đặc biệt với dấu ấn tại Khánh Hòa đi theo hướng nuôi biển bằng lồng HDPE đúng với xu hướng tất yếu của thế giới.

Về nguồn vốn cho người dân đầu tư nuôi biển, Thứ trưởng cho biết, ngoài chính sách của tỉnh Khánh Hòa. Tới đây, ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ có chuyến khảo sát để đưa đối tượng nuôi biển vào cho vay vốn ưu đãi.  (Băng 28 giây)

MC1: Thưa quý vị và bà con: Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên triển khai chương trình hỗ trợ người dân nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở. Kết quả, sau 1 năm triển khai, các mô hình nuôi thí điểm đều thu hoạch cho lợi nhuận cao hơn mô hình nuôi bằng lồng gỗ truyền thống. Trong đó mô hình nuôi cá bớp tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt trên 170%, mô hình nuôi tôm hùm đạt 112%, mô hình nuôi cá mú đạt hơn 130%. Thành công bước đầu của chương trình là cơ sở, tiền đề để quảng bá, nhân rộng mô hình nuôi biển ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới. Cũng như thu hút người dân đầu tư nuôi biển bằng lồng HDPE hiện đại để bảo vệ tài sản, thích ứng với thiên tai.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Đầu tư nông nghiệp trên cả nước.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo thông tin từ Bộ NN-PTNT, đến hết tháng 5 năm nay, ngành nông nghiệp giải ngân gần 4.200 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt gần 42% kế hoạch. Trong số đó, dự án vốn đầu tư trong nước giải ngân được 47%; dự án vốn vay ODA được gần 14%. Bộ NN-PTNT có 289 dự án, dự án thành phần. Trong số đó có 164 dự án đã khởi công; 80 dự án đã phê duyệt chưa khởi công; 31 dự án đang hoàn thiện chờ phê duyệt và 14 dự án tạm dừng.  Có 14 dự án tạm dừng do vướng quy hoạch, hoặc dự án có kỹ thuật phức tạp vần nghiên cứu thêm hay sau khi nghiên cứu dự án chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

MC 2: tin 2

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đã có buổi tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đến tìm hiểu, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và hợp tác lao động. Tại buổi làm việc, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng đẩy mạnh đầu tư tại các tỉnh, thành khu vực miền Tây, trong đó có Đồng Tháp. Do đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam muốn hiểu thêm về những tiềm năng, thế mạnh của Đồng Tháp, từ đó làm cơ sở kết nối các doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư. Trong đó, mong muốn tìm hiểu đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; hợp tác lao động sang làm việc tại Hàn Quốc và trao đổi thương mại một số sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc như phân bón, máy móc.

MC 1: tin 3

Tỉnh Sơn La hiện có trên 82.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, trong đó, diện tích cho thu hoạch trên 63.200 ha, sản lượng hàng trăm nghìn tấn quả mỗi năm; nhiều sản phẩm đặc trưng, có chỉ dẫn địa lý, có thương hiệu, chất lượng hàng đầu khu vực... Tiềm năng, lợi thế đó đã giúp Sơn La trở thành vùng nguyên liệu dồi dào với các đơn vị, doanh nghiệp khai thác, thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Theo UBND tỉnh Sơn La, việc thu hút các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết bài toán mùa vụ, đảm bảo đầu ra, tăng giá trị sản phẩm; giải quyết bài toán nhân công lao động địa phương; tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã. Đặc biệt, khi có hệ thống nhà máy và cơ sở sản xuất lớn trên địa bàn, tỉnh có thể quản lý đồng bộ việc tổ chức sản xuất, xây dựng được vùng sản xuất lớn, bền vững, hiệu quả.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư Nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con ở những chương trình sau.

Tự động

Thu hút nuôi biển công nghệ cao bằng các chính sách vốn

Khánh Hòa là tỉnh đầu tiên triển khai hỗ trợ người dân nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở. Sau 1 năm, các mô hình thí điểm đều cho lợi nhuận cao.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông