Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh
Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh; Bảo vệ thực vật tạo nên sức khỏe cộng đồng; 14 tỉnh miền núi chủ động phương án tránh đói, rét cho trâu, bò.
Quỳnh Anh | 09:05 25/12/2023
Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.
Headline ( 45 giây)
- Bảo vệ thực vật tạo nên sức khỏe cộng đồng
- Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh
- 14 tỉnh miền núi đã chủ động phương án tránh đói, rét cho trâu bò
- 000 người dân huyện Phong Điền có nước sạch
- Nông dân Quảng Bình xuống giống vụ đông xuân
- Đồng Nai: Doanh thu cây ăn trái hơn 10.000 tỷ đồng/năm
- Khai thông các tuyến kênh mương ứng phó hạn, mặn
- Giá khóm tăng cao, nông dân phấn khởi
Sau đây là nội dung chi tiết:
- Bảo vệ thực vật tạo nên sức khỏe cộng đồng
Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, nhiều cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT đã tổ chức các Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Dự và Phát biểu tại Hội nghị của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao những kết quả ngành bảo vệ thực vật đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn của đơn vị như: thiếu nhân sự, cơ sở vật chất còn hạn chế… Theo Bộ trưởng, bảo vệ thực vật không chỉ đơn giản là bảo vệ cây, bảo vệ sản xuất trong nước mà còn là bảo vệ con người, tạo nên sức khỏe cộng đồng. Từ đó xây dựng ngành nông nghiệp xanh và bền vững hơn. Thông tin tại Hội nghị cho biết, Tính đến tháng 12/2023, cả nước đã có gần 7.000 mã số vùng trồng và trên 1.600 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
- Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh
Cũng trong tuần qua, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Cục Thú y, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, là trụ đỡ cho ngành chăn nuôi và thủy sản, thú y đóng góp thầm lặng nhưng hết sức quan trọng vào tốc độ phát triển chung của ngành. Theo đó, việc phòng chống dịch bệnh trong năm 2023 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, trong đó có việc tiêm mở rộng các loại vacxin phòng nhiều bệnh, vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Đây là tinh thần nâng cao cảnh giác của toàn ngành thú y bởi dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thứ trưởng khẳng định, đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ngành thú y đã làm thật, cho ra kết quả thật. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- 14 tỉnh miền núi đã chủ động phương án tránh đói, rét cho trâu bò
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, do biến đổi khí hậu, mấy năm gần đây ít giá lạnh, nhiệt độ thấp đối với trâu bò không phải là vấn đề nghiêm trọng. Riêng năm nay có đợt không khí lạnh sâu, vùng miền núi phía Bắc có thể xuống mức 4 - 5 độ C cũng ảnh hưởng tới tình hình chăn thả trâu bò. Trước tình hình đó, Cục Chăn nuôi đã có văn bản đôn đốc các địa phương chủ động công tác phòng chống đói rét cho trâu bò. Ngay từ tháng 9, Cục đã gửi văn bản tới các Sở NN-PTNT của các tỉnh có đàn nuôi trâu bò lớn chủ động công tác chuẩn bị thức ăn, củng cố chuồng trại, tẩy giun sán cho trâu bò, dự trữ thức ăn cho trâu, bò để chuẩn bị cho mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp. Về cơ bản, 14 tỉnh miền núi trung du đã chuẩn bị tốt nội dung này.
- 000 người dân huyện Phong Điền có nước sạch
Sở NN-PTNT TP Cần Thơ vừa đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền với khả năng cung cấp nước sạch công suất 28.000 m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước xã Nhơn Ái là 1 trong 4 dự án xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn 4 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền. Gần 3 năm chuẩn bị và triển khai thi công, đến nay 4 dự án cấp nước trên địa bàn các huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mang nguồn nước sạch về tận vùng sâu, vùng xa, giải quyết nhu cầu nước sạch cho trên 14.300 hộ dân nông thôn, với khoảng 65.000 người dân thụ hưởng. Qua đó, góp phần tăng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch vào cuối năm 2023 của TP Cần Thơ đạt 91,5%. Dự kiến, năm 2024 tỷ lệ này sẽ tăng lên trên 94%.
- Nông dân Quảng Bình xuống giống vụ đông xuân
Vụ đông xuân năm nay, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình thực hiện kế hoạch gieo cấy khoảng 29.500 ha lúa. Trên cơ sở định hướng của tỉnh, các địa phương chủ động bố trí cơ cấu giống và xây dựng lịch thời vụ cụ thể, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng. Đối với cây lúa, lịch gieo bắt đầu từ ngày 20/12 và kết thúc những trà muộn vào ngày 30/1/2024. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình khuyến nghị mỗi địa phương nên cơ cấu từ 2-3 giống lúa chủ lực. Trên một xứ đồng chỉ nên bố trí sản xuất từ 1-2 loại giống lúa để thuận tiện cho việc làm đất, gieo cấy, chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.
- Đồng Nai: Doanh thu cây ăn trái hơn 10.000 tỷ đồng/năm
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh hiện đạt gần 77.000ha, chiếm khoảng 45% tổng diện tích cây lâu năm. Cây ăn trái cho doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng/năm. Toàn tỉnh đã xác định, quy hoạch được 98 vùng sản xuất tập trung với quy mô gần 19.000 ha. Thời gian qua, cơ cấu các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng bền vững, trong đó diện tích cây ăn trái không ngừng tăng nhanh theo từng năm. Diện tích chuyển đổi chủ yếu từ các cây công nghiệp lâu năm như: tiêu, điều, cao su sang các loại cây ăn trái như: bưởi, sầu riêng, chuối, mít…
-
Khai thông các tuyến kênh mương ứng phó hạn, mặn
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện nay, tỉnh đã hoàn thành thủy lợi nội đồng năm 2023. Cụ thể, các địa phương đã thực hiện hoàn thành nạo vét, đào mới 380 công trình thủy lợi nội đồng theo kế hoạch năm 2023. Các huyện trong tỉnh tổ chức phương tiện, vận động nhân dân tham gia trục vớt lục bình, vật cản dòng chảy ở tuyến kênh đầu mối được hơn 85.140 m2, cơ bản đảm bảo thông suốt được dòng chảy cấp nước vào nội đồng. Cùng với thủy lợi nội đồng, ngành nông nghiệp tỉnh còn triển khai xây dựng và đưa vào vận hành 51 công trình cống và 15 trạm bơm điện, phục vụ cho diện tích sản xuất trên 4.325 ha đất nông nghiệp của khoảng 5.500 hộ dân tại vùng chịu ảnh hưởng lớn khô hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 và những năm sau này.
-
Giá khóm tăng cao, nông dân phấn khởi
Những ngày giápTết Dương lịch, nông dân trồng dứa chuyên canh tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang phấn khởi bởi giá dứa đang tăng mạnh. Cụ thể, giá dứa thương phẩm loại I được thương lại thu mua đến 11.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay, loại II, III cũng có giá 8.000 – 9.000 đồng/kg, cao hơn tháng trước khoảng 1.000 đồng/kg. Với giá này, mỗi ha dứa bà con đạt giá trị sản xuất đến khoảng 200 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 100 triệu đồng. Theo UBND huyện Tân Phước, hiện nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 tấn dứa thương phẩm, lớn nhất tỉnh Tiền Giang và là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương.
Nhạc cắt
Đối thoại
Thưa quý vị và bà con, năm 2023, ngành Thú y đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao và ghi dấu nhiều kết quả ấn tượng. Đến nay cả nước có 3.940 cơ sở, vùng được chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố. Trong đó, hơn 1.400 chứng nhận được cấp cho cơ sở gia cầm, 2.490 chứng nhận cho gia súc và 49 chứng nhận chó, mèo. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản cũng được đẩy mạnh. Ngoài ra, Cục Thú y tích cực quản lý thuốc thú y, đặc biệt là vacxin Dịch tả lợn châu Phi. Hiện số lượng vacxin được sản xuất vào khoảng 4,5 triệu liều và 300.000 liều đã được xuất khẩu. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Cục Thú y mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá:
Băng
Bảo Thắng
Nhạc
Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn, Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline: 0912.145.266
Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!
Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh
Toàn ngành Thú y nâng cao cảnh giác với dịch bệnh; Bảo vệ thực vật tạo nên sức khỏe cộng đồng; 14 tỉnh miền núi chủ động phương án tránh đói, rét cho trâu, bò.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.