Từ cây cỏ dại, bồn bồn trở thành món ăn đặc sản đa giá trị

Chương trình phát thành 'Tầm nhìn nông nghiệp mới’ của Nông nghiệp nghiệp Radio hôm nay giới thiệu với quý vị và bà con một loài cỏ dại nhiều công dụng trở thành đặc sản đa giá trị bởi bàn tay của người dân đất Mũi.

Trọng Linh - Văn Vũ  | 16:40 03/05/2022

Từ cây cỏ dại, bồn bồn trở thành món ăn đặc sản đa giá trị

Tự động

Chương trình phát thanh Tầm nhìn nông nghiệp mới: Từ cây cỏ dại, bồn bồn trở thành món ăn đặc sản đa giá trị

Chương trình phát thanh Tầm nhìn nông nghiệp mới: Từ cây cỏ dại, bồn bồn trở thành món ăn đặc sản đa giá trị

Đổi mới tư duy từ cây bồn bồn

Thưa quý vị và bà con, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Lê Minh Hoan từng chia sẻ, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất, đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ "đơn giá trị" sang "tích hợp đa giá trị"… Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Bên cạnh đó, người nông dân hãy nâng tầm những đặc sản của địa phương thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao hơn.

Theo tinh thần ấy, những người nông dân trồng bồn bồn ở Cà Mau đã từng bước biến một loài cây mọc hoang quen thuộc thành đặc sản được nhiều người biết đến.  

Bồn bồn được xem là loài cây hoang dại rất quen thuộc với người dân Nam bộ, trước khi trở thành món ăn đặc sản đặc nét văn hóa nông thôn, chắc có lẽ nhiều người sẽ khá bất ngờ, vì bồn bồn chỉ được xem một loại cây cỏ hoang dại mọc đầy ngoài đìa, ngoài lung sâu, không có giá trị về mặt kinh tế. Giờ nhắc đến bồn bồn lại được xem là đặc sản gắn liền với văn hóa của người dân Nam bộ và được nhiều người ưa thích.

Vậy mà nay bồn bồn được xem là món ngon, được cái thương gia sành ăn về đến tận miệt vườn săn tìm để bán lại cho các nhà hàng, quán ăn tại TP HCM và các tỉnh miền Tây, nhờ đó người dân đã khai thác được giá trị kinh tế tiềm năng của cây bồn bồn. Có thể nhìn thấy và khai thác được những giá trị hữu hình về mặt kinh tế và những giá trị vô hình về mặt văn hóa mà cây bồn bồn đem lại cho người dân Nam bộ theo xu thế kinh tế đa giá trị gắn liền với nét văn hóa từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng địa phương.

Tại tỉnh Cà Mau, Gia đình bà Lê Kim Ten, ở ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) vừa thu hoạch bồn bồn để cân cho thương lái. Bà Ten cho biết, thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, bồn bồn không có đầu ra nên rớt giá trầm trọng, hơn 2 tháng nay, khi tỉnh không còn thực hiện giãn cách nữa nên bồn bồn có đầu ra ổn định, không chỉ vậy, những tháng gần đây bồn bồn cho năng suất cao và bán được giá nên mang về cho gia đình bà Ten nguồn thu nhập khá. Với hơn 5 công bồn bồn, hiện mỗi tháng mang về cho gia đình bà Ten gần 20 triệu đồng, sau khi đã trừ đi chi phí bà còn lãi khoảng 10 triệu đồng. Bà Lê Kim Ten, ở ấp 14, xã Khánh An cho biết thêm:

Cũng là một trong những hộ trồng bồn bồn có quy mô lớn ở ấp 14, xã Khánh An với hơn 2,1 ha, những ngày này gia đình ông Lê Hoàng Thắng đang tất bật thu hoạch bồn bồn để cân cho thương lái đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, TP. HCM... Hơn 2 tháng nay gia đình ông Thắng thu hoạch liên tục, mỗi tháng thu hoạch được hơn 1,5 -2,2 tấn bồn bồn tươi với giá bán 20.000 đồng/kg như hiện nay đã mang về cho gia đình ông Thắng nguồn thu nhập khá. Ông Lê Hoàng Thắng, ở ấp 14, xã Khánh An chia sẽ:

Do cùng lúc phải thu hoạch bồn bồn với số lượng nên những người trồng bồn bồn phải thuê mướn thêm nhân công để nhổ và lột bồn bồn để kịp giao cho thương lái. Từ đó, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở nông thôn. Hiện mỗi người nhổ bồn bồn một ngày 8 tiếng được trả 200 ngàn đồng, người lột ăn theo sản phẩm nhưng mỗi ngày một người cũng kiếm được từ 150 -200 ngàn đồng, nhờ vậy mà có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Chị Phạm Kim Chi, ở ấp 14, xã Khánh An chia sẽ:

Bồn bồn trở thành đặc sản sạch

Bồn bồn hiện được xem là nguồn thực phẩm sạch do ít sử dụng phân, thuốc trong quá trình trồng, lại chế biến được nhiều món ăn, nhất là các món lẩu phục vụ đám, tiệc nên được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, có thời gian cả nước và tỉnh Cà Mau phải thực hiện giản cách xã hội nên bồn bồn không tìm được đầu ra.

Nay tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19”, các hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại, đám, tiệc cũng đã được tổ chức trong giới hạn cho phép nên nhu cầu tiêu thụ bồn bồn tăng, bồn bồn có đầu ra ổn định.

Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh còn hơn 60 Ha bồn bồn đang trong giai đoạn thu hoạch, tập trung nhiều ở xã Khánh An với khoảng 55 ha, hiện bồn bồn đang có giá cao và đầu ra ổn định nên bà con nông dân rất phấn khởi. Ông Quách Minh Hòa, Trưởng ấp 14, xã Khánh An cho biết:

Không chỉ có thu nhập từ bồn bồn mà bà còn còn thả nuôi cá đồng kết hợp, hiện đàn cá đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mang về cho người dân nguồn thu nhập khá. Có thể nói rằng, khi có đầu ra ổn định, cũng như giá cả ở mức cao như hiện nay thì mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng là mô hình lý tưởng đối với những vùng đất trũng khó trồng lúa như vùng đất ấp 14, xã Khánh An, mô hình đã và đang tạo việc làm ổn định cho người dân dưới tán rừng, giúp họ tăng thu nhập và dần ổn định cuộc sống. Những người nông dân huyện U Minh cho biết trồng bồn bồn mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa và chuối. Chỉ cần tốn công xuống giống bồn bồn một lần, sau 3 - 4 tháng có thể thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch bồn bồn kéo dài từ 5-10 ngày/tháng, sau đó ngưng nhổ từ 15 - 20 ngày để bồn bồn tiếp tục phát triển là có thể thu hoạch trong tháng tiếp theo. Năng suất trung bình từ 1,5 - 2 tấn/ha. Hiện nay, bồn bồn tươi được bán với giá từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng bồn bồn còn tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Trung bình mỗi người nhổ bồn bồn có thể nhận được 200.000 đồng/ngày, người lột và cắt bồn bồn có thu nhập từ 80.000-120.000 đồng/ngày”.

Thưa quý vị và bà con, ở Việt Nam bồn bồn chủ yếu mọc hoang ở Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh ĐBSCL. Đối với người dân Tây Nam Bộ thì đây còn là một loại rau sạch, có giá trị kinh tế cao, thường được trồng xen với lúa và nuôi thêm cá để cộng sinh cùng nhau phát triển tốt hơn. Ngoài ra,  bồn bồn là mốn ăn không thể thiếu trong thực đơn tại các quán ăn, nhà hàng tại các tỉnh miền Tây và TP. HCM, không chỉ bởi hương vị giòn ngọt hấp dẫn mà còn nhờ có nhiều công dụng tốt với sức khỏe... Bồn bồn có thể chế biến được nhiều món ăn như: Dưa bồn bồn chua ngọt, bồn bồn xào tôm, gỏi bồn bồn tai heo, bồn bồn xào tỏi, bồn bồn nấu canh lươn, bồn bồn nhúng lẩu, bồn bồn muối chua...

Tự động

Từ cây cỏ dại, bồn bồn trở thành món ăn đặc sản đa giá trị

Chương trình phát thành 'Tầm nhìn nông nghiệp mới’ của Nông nghiệp nghiệp Radio hôm nay giới thiệu với quý vị và bà con một loài cỏ dại nhiều công dụng trở thành đặc sản đa giá trị bởi bàn tay của người dân đất Mũi.

Trọng Linh - Văn Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'