| Hotline: 0983.970.780

Bồn bồn - cây xóa đói giảm nghèo

Thứ Bảy 05/11/2016 , 07:25 (GMT+7)

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng Phòng NN – PTNT huyện Cái Nước cho biết: “Cái Nước có diện tích trồng bồn bồn gần 100 ha, diện tích lớn thứ hai sau cây lúa. Về giá trị kinh tế, bồn bồn vượt trội hơn cây lúa nhiều..."

14-33-18_dscn3206
Ruộng trồng bồn bồn của Tổ hợp tác ấp Đông Hưng (Tân Hưng Đông) đang phát triển
 

Trước năm 2.000, Cà Mau chưa thực hiện chuyển đất trồng lúa sang nuôi tôm, các huyện Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi là vùng đất phèn, người dân chỉ làm được một vụ lúa mùa.

Sau tháng 5 (âm lịch) hàng năm, mùa mưa đến là lúc cây bồn bồn phát triển rất mạnh và chỉ sau khoảng 2 tháng sẽ đầy ắp ruộng đồng.

Sức sống của bồn bồn mãnh liệt là thế, nhưng cũng chính sự dẻo dai, 'ham sống' của loài cây này (là loài cây hại), đôi lúc làm người nông dân vất vả phát dọn sạch đất ruộng để cấy lúa.

Nay bồn bồn “trở mình” biến thành đặc sản níu chân khách du lịch về thăm đất Mũi, mà còn là mô hình giúp cho những hộ nông dân vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau có cơ hội thoát nghèo. Riêng xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước – Cà Mau), bồn bồn đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng Phòng NN – PTNT huyện Cái Nước cho biết: “Cái Nước có diện tích trồng bồn bồn gần 100 ha, diện tích lớn thứ hai sau cây lúa. Về giá trị kinh tế, bồn bồn vượt trội hơn cây lúa nhiều, giúp đông đảo hộ dân vươn lên khá giả, có nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng, vì vậy được gọi là cây kinh tế ở Cái Nước. Hướng đến, để phát triển bền vững và nâng tầm cây bồn bồn, chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ, đề nghị Sở Khoa học công nghệ Cà Mau công nhận thương hiệu dưa bồn bồn Cái Nước”.

14-33-18_dscn3209
Người dân xã Tân Hưng Đông ngâm mình hàng giờ trong nước để thu hoạch bồn bồn
 

Sau thời gian người dân bắt đầu trồng bồn bồn để bán, đến năm 2010, nhiều hộ đổ xô trồng và diện tích không ngừng tăng. Hiện nay, Tân Hưng Đông (Cái Nước) là xã có diện tích trồng bồn bồn lớn nhất ở tỉnh Cà Mau (60 ha). Bình quân mỗi năm nông dân nơi đây thu hoạch gần 50 tấn bồn bồn thương phẩm nhưng vẫn không đủ để cung ứng cho thị trường.

Do nhu cầu thị trường lớn nên bồn bồn không bao giờ ế hàng. Năm 2011, Tổ hợp tác (THT) trồng bồn bồn ấp Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông) được hình thành phát triển, hiện tổ có 24 thành viên, diện tích 18 ha. Trong năm 2015, tổng thu nhập của tổ trên 2 tỷ đồng/năm.

Anh Chung Minh Đúng, Tổ trưởng THT cho biết, trước tới nay bồn bồn luôn ổn định giá và tăng đều. Năm 2015, 20.000 đồng/kg bồn bồn tươi, năm nay thương lái thu mua tại nhà giá 25.000 đồng/kg. Cá biệt vào những tháng mùa khô khi hàng hiếm giá tăng lên gấp đôi. Trung bình trên 1 ha chúng tôi có nguồn thu trên dưới 15 triệu đồng/tháng.

“Bồn bồn là loài rau sạch, không sử dụng thuốc sâu, dễ trồng, khi bắt đầu mùa mưa bà con bắt tay cấy trên ruộng. Khoảng cách để trồng một bụi từ 2 – 3 m, sau đến 2 tháng sẽ đầy ruộng, vụ thu hoạch kéo dài đến qua tết Nguyên Đán năm sau, không sử dụng thuốc sâu” – anh Đúng nói.

14-33-18_dscn3213
Bồn bồn (chế biến làm dưa chua hoặc xào…) là loài rau sạch, được tách nhiều lớp vỏ ủ bên ngoài, chỉ còn ngó, người dân mới bán cho thương lái

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.