| Hotline: 0983.970.780

Vượt đại dịch Covid-19, nông dân trồng bồn bồn ở Cà Mau trúng mùa được giá

Thứ Bảy 19/03/2022 , 11:12 (GMT+7)

Vượt đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay nông dân trồng bồn bồn ở Cà Mau trúng mùa được giá, sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19.

Sau hơn 2 tháng bà con nông dân trồng bồn bồn trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đã có được niềm vui trở lại khi bồn bồn trúng mùa và bán được giá cao, đầu ra ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Sau hơn 2 tháng bà con nông dân trồng bồn bồn trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đã có được niềm vui trở lại khi bồn bồn trúng mùa và bán được giá cao, đầu ra ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do không tìm được đầu ra, từ đầu năm đến nay, bà con nông dân trồng bồn bồn trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau) đã có được niềm vui trở lại khi bồn bồn trúng mùa và bán được giá cao, đầu ra ổn định. 

Gia đình bà Lê Kim Ten, ở ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) vừa thu hoạch bồn bồn vụ đầu của năm 2022. Bà Ten cho biết, thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, người trồng bồn bồn không có đầu ra nên rớt giá trầm trọng, hơn 2 tháng nay, khi tỉnh không còn thực hiện giãn cách nữa nên bồn bồn có đầu ra ổn định, không chỉ vậy, những tháng gần đây bồn bồn cho năng suất cao và bán được giá nên mang về cho gia đình bà Ten nguồn thu nhập khá. Với hơn 5 công bồn bồn, hiện mỗi tháng mang về cho gia đình bà Ten gần 20 triệu đồng, sau khi đã trừ đi chi phí bà còn lãi khoảng 10 triệu đồng.

Bà Lê Kim Ten, cho biết thêm: Trước đây khi chưa xuất hiện dịch bệnh Covid-19 thì nghề trồng bồn bồn thu nhập khá ổn định, tuy nhiên khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đến nay khiến giá bồn bồn xuống rất thấp, thậm chí không có thương lái đến mua. Gần hai tháng qua sau khi dịch bệnh địch kiểm soát  thì giá bồn bồn bất đầu tăng trở lại, hiện nay giá bồn bồn được thương lái đến tận nơi thu mua 20.000 đồng/kg.

Giá bồn bồn được thương lái thu mua 20.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Linh.

Giá bồn bồn được thương lái thu mua 20.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Linh.

Cũng là một trong những hộ trồng bồn bồn có quy mô lớn ở ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, với hơn 2,1 ha, gia đình ông Lê Hoàng Thắng đang tất bật thu hoạch bồn bồn để cân cho thương lái đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, TP. HCM... Hơn 2 tháng nay gia đình ông Thắng thu hoạch liên tục, mỗi tháng thu hoạch được hơn 1,5 -2,2 tấn bồn bồn tươi với giá bán 20.000 đồng/kg như hiện nay đã mang về cho gia đình ông Thắng nguồn thu nhập khá.

Ông Lê Hoàng Thắng, vui vẻ chia sẻ: Hơn tháng trước gia đình thu hoạch bán được gần 29 triệu đồng tiền bồn bồn, trừ các chi phí gia đình cũng còn lãi hơn 18 triệu đồng, tháng này gia đình thu hoạch được 2,2 tấn bồn bồn bán được 44 triệu đồng, trừ các chi phí 15 triệu đồng, gia đình cũng còn lãi được 29 triệu đồng. Chỉ hơn 75 ngày gia đình đã có lãi được gần 50 triệu đồng.

Hiện nay,  bồn bồn là mốn ăn không thể thiếu trong thực đơn tại các quán ăn, nhà hàng tại các tỉnh miền Tây và TP. HCM, không chỉ bởi hương vị giòn ngọt hấp dẫn mà còn nhờ có nhiều công dụng tốt với sức khỏe... Bồn bồn có thể chế biến được nhiều món ăn như: Dưa bồn bồn chua ngọt, bồn bồn xào tôm, gỏi bồn bồn tai heo, bồn bồn xào tỏi, bồn bồn nấu canh lươn, bồn bồn nhúng lẩu, bồn bồn muối chua...

Tại Cà Mau, từ tháng 12/2015 đến 12/2017, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chủ trì thực hiện Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước - Cà Mau. Ngày 30/6/2016, đơn đăng ký nhãn hiệu hoàn tất và được nộp về Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sản phẩm cây bồn bồn Cái Nước được cấp theo Quyết định số: 21801/QD-SHTT, ngày 10/4/2017. Lễ trao giấy chứng nhận được tổ chức tại ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông vào ngày 4/8/2017.

Do cùng lúc phải thu hoạch bồn bồn với số lượng nên những người trồng bồn bồn phải thuê mướn nhân công để nhổ và lột bồn bồn để kịp giao cho thương lái. Từ đó, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Hiện mỗi người nhổ bồn bồn một ngày 8 tiếng được trả 200 ngàn đồng, người lột ăn theo sản phẩm nhưng mỗi ngày một người cũng kiếm được từ 150 -250 ngàn đồng, nhờ vậy mà có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Nghề trồng bồn bồn còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nông. Ảnh: Trọng Linh.

Nghề trồng bồn bồn còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nông. Ảnh: Trọng Linh.

Chị Phạm Kim Chi, ở ấp 14, xã Khánh An chia sẻ: Nhờ cây bồn bồn mà gia đình tôi có việc làm hằng ngày, vì nhà gần đây chỉ đi bộ khoảng 10 phút là tới nên không phải tốn kém chi phí xăng dầu đi lại, mỗi ngày làm công gia đình tôi cũng có thu nhập ổn định.

Bồn bồn hiện được xem là nguồn thực phẩm sạch do ít sử dụng phân, thuốc trong quá trình trồng, lại chế biến được nhiều món ăn, nhất là các món lẩu phục vụ đám, tiệc nên được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19, có thời gian cả nước và tỉnh Cà Mau phải thực hiện giãn cách xã hội nên bồn bồn không tìm được đầu ra.

Nay tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid -19”, các hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh đã hoạt động trở lại, đám, tiệc cũng đã được tổ chức trong giới hạn cho phép nên nhu cầu tiêu thụ bồn bồn tăng, bồn bồn có đầu ra ổn định.

Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh còn hơn 60 ha bồn bồn đang trong giai đoạn thu hoạch, tập trung nhiều ở xã Khánh An với khoảng 55 ha, hiện bồn bồn đang có giá cao và đầu ra ổn định nên bà con nông dân rất phấn khởi.

Bồn bồn có thể chế biến được nhiều món ăn như: Dưa bồn bồn chua ngọt, bồn bồn xào tôm, gỏi bồn bồn tai heo, bồn bồn xào tỏi, bồn bồn nấu canh lươn, bồn bồn nhúng lẩu, bồn bồn muối chua... Ảnh: Trọng Linh.

Bồn bồn có thể chế biến được nhiều món ăn như: Dưa bồn bồn chua ngọt, bồn bồn xào tôm, gỏi bồn bồn tai heo, bồn bồn xào tỏi, bồn bồn nấu canh lươn, bồn bồn nhúng lẩu, bồn bồn muối chua... Ảnh: Trọng Linh.

Ông Quách Minh Hòa, Trưởng ấp 14, xã Khánh An cho biết: Từ khi tỉnh Cà Mau kiểm soát được dịch bệnh thì giá bồn bồn bắt đầu tăng lên, tháng trước chỉ khoảng 14.000 đồng/kg, nay tăng lên 20.000 đồng/kg nông dân rất phấn khởi vì được trúng giá, trúng vụ có những hộ thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng/vụ.

Không chỉ có thu nhập từ bồn bồn mà bà còn còn thả nuôi cá đồng kết hợp, hiện đàn cá đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mang về cho người dân nguồn thu nhập khá. Có thể nói rằng, khi có đầu ra ổn định, cũng như giá cả ở mức cao như hiện nay thì mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng là mô hình lý tưởng đối với những vùng đất trũng khó trồng lúa như vùng đất ấp 14, xã Khánh An, mô hình đã và đang tạo việc làm ổn định cho người dân dưới tán rừng, giúp họ tăng thu nhập và dần ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 “Theo các hộ dân trồng bồn bồn tại huyện U Minh thì trồng bồn bồn mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3 - 4 lần trồng lúa và chuối. Chỉ cần tốn công xuống giống bồn bồn một lần, sau 3 - 4 tháng có thể thu hoạch. Mỗi đợt thu hoạch bồn bồn kéo dài từ 5-10 ngày/tháng, sau đó ngưng nhổ từ 15 - 20 ngày để bồn bồn tiếp tục phát triển là có thể thu hoạch trong tháng tiếp theo. Năng suất trung bình từ 1,5 - 2 tấn/ha. Hiện nay, bồn bồn tươi được bán với giá từ 15.000 - 25.000 đồng/kg. Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng bồn bồn còn tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương. Trung bình mỗi người nhổ bồn bồn có thể nhận được 200.000 đồng/ngày, người lột và cắt bồn bồn có thu nhập từ 80.000-120.000 đồng/ngày”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

350 gian hàng tại Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh Phú Thọ có 237 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, chiếm 85% là nhóm ngành thực phẩm.