Huyện Cái Nước có diện tích trồng bồn bồn lớn nhất tỉnh Cà Mau, với khoảng 90ha, Trong đó, tập trung nhiều ở xã Tân Hưng Đông và Hòa Mỹ.
Nhờ nguồn thu nhập từ cây bồn bồn đã giúp gia đình ông Thế thoát nghèo |
Ông Võ Văn Thế (ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) cho biết, bồn bồn là đặc sản của địa phương, nhờ nó mà rất nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên khấm khá.
Mấy năm trước đây hoàn cảnh gia đình tôi thuộc diện khó khăn, từ khi chuyển qua trồng bồn bồn cuộc sống kinh tế khá hơn. Hiện tại, với 0,7 ha bồn bồn trừ các khoản chi phí lãi 6 – 8 triệu đồng/tháng, ông Thế nói.
Bồn bồn chế biến nhiều món ăn ngon |
Bà Trần Thị Lệ, thương lái thu mua bồn bồn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước cho biết, trung bình mỗi ngày thu mua từ 100 -150kg cung cấp cho các đầu mối.
Du khách đến Cà Mau ai cũng mong muốn được một lần thưởng thức đặc sản bồn bồn |
Bồn bồn vốn là loài cây hoang dại có khả năng chịu phèn, mặn và sống được trong điều kiện ngập sâu. Trước đây, bồn bồn chủ yếu mọc nhiều ở vùng nước ngập mặn ở Cà Mau, sau này người dân đã lấy giống về trồng và nhân rộng ra nhiều nơi.
Bồn Bồn sau khi được làm sạch |
Bồn bồn là loại đặc sản chế biến được nhiều món ăn ngon như làm dưa, bồn bồn xào tôm, bồn bồn nấu canh chua, nhúng lẩu hoặc ăn sống rất ngon.
Dưa bồn bồn được người dân bày bán hai bên đường |
Bà Lệ cho biết, bồn bồn tươi và dưa bồn bồn của huyện Cái Nước được thương lái khắp cả nước đặt mua.
Những năm gần đây, khi du khách đến Cà Mau, ai cũng mong muốn được một lần thưởng thức đặc sản bồn bồn nổi tiếng. |
Ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết, huyện đang xây dựng dự án nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả cây bồn bồn với diện tích 100ha.
Từ năm 2016, bồn bồn Cái Nước đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó, sản lượng bồn bồn tiêu thụ tăng lên rõ rệt, thương thiệu bồn bồn Cái Nước nổi tiếng khắp nơi.