Vị bác sĩ cống hiến cả cuộc đời cho bệnh nhân hô hấp

Chứng kiến bệnh nhân hen từ mọi miền lặn lội về TP.HCM chữa trị, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan hạ quyết tâm xây dựng mạng lưới quản lý hen tại địa phương.

Lê Bình  | 

Vị bác sĩ cống hiến cả cuộc đời cho bệnh nhân hô hấp

Tự động

Vị bác sĩ cống hiến cả cuộc đời cho bệnh nhân hô hấp

Sapo: Chứng kiến bệnh nhân hen từ mọi miền lặn lội về TP.HCM chữa trị, nguy cơ sống chết chỉ trong gang tấc, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan hạ quyết tâm xây dựng mạng lưới quản lý hen tại địa phương. Sau 20 năm, bà đã xây dựng được gần 250 đơn vị ACOCU khắp cả nước.

 

MC: Mến chào quý thính giả,

Thưa quý vị, cách đây 69 năm (27/2/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị cán bộ y tế với những lời căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu".

Ngày 27/2 hằng năm trở thành ngày truyền thống thiêng liêng và đầy ý nghĩa đối với ngành y, với những người thầy thuốc; là dịp để mỗi cán bộ, nhân viên y tế phấn đấu giành được nhiều thành tích, tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ đầy vinh quang.

Trong chương trình hôm na, NongnghiepRadio xin kính gửi đến quý thính giả bài viết về một vị thầy thuốc PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan đã dành trọn cuộc đời cho những bệnh nhân bị bệnh hô hấp. Nhờ những nỗ lực, quyết tâm của vị thầy thuốc này mà những bệnh nhân hen và COPD (đọc: Cê Ô Pi Đi) được theo dõi, điều trị tốt và thoát khỏi những cơn nguy kịch.

Kính mời quý bà con cùng lắng nghe.

MC:

Khi nhắc tới ngành Hô hấp, miễn dịch tại Việt Nam không thể không nhắc tới PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan -  một trong những chuyên gia Hô hấp đầu ngành, một người thầy khả kính của nhiều thế hệ bác sĩ. Không chỉ tài giỏi trong chuyên môn, ân cần với bệnh nhân, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan còn là người tiên phong xây dựng mạng lưới quản lý hen và COPD trong cộng đồng” khắp đất nước.

Hơn 20 năm trước, các bệnh viện cơ sở y tế của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, các bệnh nhân hen và COPD khi chuyển tới bệnh viện thường là bệnh đã nặng, mỗi đợt điều trị cấp là sống chết cận kề. Khi đó, BS Lê Thị Tuyết Lan đã có cơ hội được đi du học tại nước ngoài, được chứng kiến nền y tế nói chung và công tác quản lý chăm sóc bệnh hen, COPD rất hiện đại của nước bạn. Ngay từ lúc đó bác sĩ đã nung nấu xây dựng “Trung tâm quản lý hen và COPD trong cộng đồng”

Năm 2000, trung tâm ACOCU đầu tiên đã được thành lập tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Nhưng chỉ một trung tâm chưa đủ. Chứng kiến quá nhiều người bệnh lặn lội vất vả từ những nơi xa xôi như miền Trung, Cà Mau, Tây Nguyên về TPHCM chữa trị. Có những người phải xếp hàng từ nửa đêm, có những người đi trên xe không biết sống chết thế nào đã khiến BS Lê Thị Tuyết Lan quyết tâm bằng mọi giá xây dựng mạng lưới quản lý hen tại địa phương.

Năm 2003, đã có 3 đơn vị ACOCU. Năm 2011, bằng sự cố gắng bền bỉ kiên trì của mình, đã có 101 và đến na đã có gân 250 đơn vị ACOCU. Chưa dừng ở đó, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan và những người đứng đầu ACOCU luôn canh cánh trong lòng và hạ quyết tâm xây dựng càng nhiều đơn vị ACOCU xuống tận đến phường xã càng tốt, càng gần nhà bệnh nhân càng khỏe.

Dị ứng là một bệnh lý phổ biến ở nước ta bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bên cạnh đó các bệnh lý tự miễn cũng đang có chiều hướng gia tăng. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi mới ra trường, BS Lê Thị Tuyết Lan đã cố gắng thăm khám cho nhiều bệnh nhân là lao động của những ngành nghề tiếp xúc khói bụi nhiều, phương tiện bảo hộ thiếu thốn để thăm dò chức năng hô hấp để phát hiện bệnh sớm, bảo vệ đường thở cho người lao động. Lúc đó cơ sở vật chất và điều kiện khám chữa bệnh của nước ta thiếu thốn trăm bề.

Ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng chưa có, trong khi chuyên ngành này đã rất phát triển tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc… Việc điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh liên quan đến hô hấp và tự miễn gặp nhiều khó khăn.

Đau đáu suy nghĩ trăn trở và ấp ủ ước vọng được đem những công nghệ mới về Việt Nam, để những người bệnh nhân đỡ khổ, để ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng được công nhận, BS Lê Thị Tuyết Lan đã lên đường tu nghiệp ở Nga và Mỹ. Bác sĩ còn thường xuyên tham dự các hội thảo quốc tế, gặp gỡ những chuyên gia hàng đầu thế giới để học hỏi kinh nghiệm và đem những tài liệu uy tín được cập nhật mới nhất đó về dịch lại và phổ biến trong nước.

Từ con số 0, sau hơn bốn mươi năm ròng rã cố gắng, đến nay PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan và các đồng nghiệp đã có những thành quả rất xứng đáng.

“Tôi luôn nói với học trò, điều đầu tiên cần có ở một người bác sĩ là phải thương bệnh nhân. Thương là đối xử tử tế, ân cần với họ, người bị bệnh đã khổ lắm rồi.” Câu nói này của luôn là tôn chỉ và nguồn động lực làm việc của các y bác sĩ, đồng nghiệp, học trò của PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan. Mỗi một bệnh nhân, dù già hay trẻ, các bác sĩ đều đối xử ân cần và tận tình chữa chạy.

Với tấm lòng nhân hậu và hết lòng vì người bệnh, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan âm thầm, lúc “bên cạnh”, lúc “sau lưng” để động viên “anh em” bác sĩ, tiếp lửa để ngọn đuốc ACOCU chắc chắn sẽ vững mạnh và “thắp sáng” đến những cộng đồng xa xôi nhất của đất nước.

Đến nay, trên 90% bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả, không phải nhập viện vì cơn hen cấp. Có được kết quả trên chính là từ sự tận tâm, tận lực và tất cả tâm huyết của PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan dành cho bệnh nhân cũng như những cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp phát triển của Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP.HCM.

MC dẫn kết:

Thưa quý thính giả, cách đây 69 năm, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác cũng những lời căn dặn đó

Lời dặn dò của Bác Hồ kính yêu với cán bộ y tế toàn quốc các đây 69 năm vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam. Và PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan là tấm gương sáng về đạo đức, tinh thần vì nước, vì dân, sống hết mình vì người bệnh, xứng đáng là tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo và phát huy để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam - 27/2, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin kính chúc các y bác sĩ, những người đang hoạt động trong lĩnh vực y tế, lời chúc mạnh khỏe, bình an và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Thay mặt những người thực hiện chương trình, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc gửi đến đội ngũ y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế vì những cống hiến không mệt mỏi vì sứ mệnh thiêng liêng. Dù ở thời điểm nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào những người chọn khoác lên mình chiếc áo blouse trắng đều hết mình với sứ mệnh cứu người.

Tự động

Vị bác sĩ cống hiến cả cuộc đời cho bệnh nhân hô hấp

Chứng kiến bệnh nhân hen từ mọi miền lặn lội về TP.HCM chữa trị, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan hạ quyết tâm xây dựng mạng lưới quản lý hen tại địa phương.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Sức khỏe

Ung thư là bệnh lý diễn tiến âm thầm. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố cực kì quan trọng, quyết định chất lượng điều trị bệnh.

Bệnh ung thư đang có xu hướng gia tăng
Mùa hè bệnh dại bùng phát, đừng để chết vì chủ quan
Sức khỏe

Mặc dù bệnh dại đã có vacxin nhưng vẫn còn nhiều ca tử vong sau khi bị chó, mèo cắn. Phải chăng tâm lý chủ quan đã khiến cho người phải trả giá đáng tiếc.

Mùa hè bệnh dại bùng phát, đừng để chết vì chủ quan