Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Tổ chức lại sản xuất, khó cũng phải làm!

'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 11/3: Lâm Đồng phát triển chuỗi cá nước lạnh; VnSAT tạo bước tiến dài canh tác lúa; Hà Tĩnh xử lý sai phạm tại Sở NN-PTNN; Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, khó cũng phải làm…

Nông nghiệp Radio  | 

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Tổ chức lại sản xuất, khó cũng phải làm!

Tự động

Tin tức nổi bật 24h trên Nông Nghiệp Radio hôm nay 11/3

Tin tức nổi bật 24h trên Nông Nghiệp Radio hôm nay 11/3

Tin tức nông nghiệp hôm nay 11/3 trên Nông nghiệp Radio

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 11/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, Trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay, có một số vấn đề cơ bản được các doanh nghiệp, hiệp hội nêu ra như chất lượng, tiêu chuẩn của hàng hóa, khó khăn trong việc thanh toán ngoại tệ do chênh lệch tỷ giá hay hạn chế trong thời gian, năng lực thông quan ở khu vực cửa khẩu.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại diện của Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị của Bộ NN-PTNT diễn ra mới đây, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đã đưa ra các ý kiến, đóng góp để có thể chuyển đổi phương thức xuất khẩu nông sản từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

Trong đó, đa số ý kiến cho rằng cần có sự thay đổi trong tư duy và định vị lại thị trường Trung Quốc với các mặt hàng nông sản. Cụ thể, cần xem Trung Quốc là thị trường lớn, có những yêu cầu nghiêm ngặt với các sản phẩm và đẩy mạnh xuất nhập khẩu chính ngạch.

Sau đây sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

Tin tức nuôi cá tại Lâm Đồng 24h qua

Thưa quý vị và bà con, Lâm Đồng có độ cao trung bình từ 600 - 1.500 mét so với mặt nước nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18 – 24 độ C. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các giống cá nước lạnh, đặc biệt là cá tầm. Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 50ha với 25 trang trại, 35 hộ nuôi cá tầm và tập trung tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh và Đà Lạt. Hình thức nuôi phổ biến là xây bể xi măng, sử dụng bể composite hoặc đào ao lót bạt cùng khoảng 200 lồng bè ở Hồ KaLa (huyện Di linh).

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, tỉnh đã có quy hoạch phát triển tổng thể. Sản phẩm cá nước lạnh của địa phương đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Cá nước lạnh Đà Lạt.

Đến nay, các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh Lâm Đồng hoạt động khá hiệu quả. Địa phương đã hình thành chuỗi từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, cung ứng thức ăn và tổ chức thị trường tiêu thụ.

Tin tức nông nghiệp tại Hà Tĩnh

Liên quan đến nội dung Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh trong bài viết: “Cần kiểm điểm trách nhiệm cán bộ của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh”, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản gửi Bộ NN-PTNT, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh để xử lý một số tồn tại liên quan đến dự án cống Đò Điểm và hệ thống kênh trục sông Nghèn (giai đoạn 1).

Theo công văn này, UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT (đơn vị được ủy thác quản lý dự án) chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT (chủ đầu tư) và các đơn vị liên quan rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, thẩm định phê duyệt đúng quy định và yêu cầu của Bộ NN-PTNT tại Văn bản số 623/BNN-XD, ngày 24/1/2022.

UBND tỉnh đề Hà Tĩnh cũng nghị Bộ NN-PTNT xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2022; điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn bố trí cho dự án. Trường hợp sau khi điều chỉnh hợp đồng vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ bố trí ngân sách địa phương để giải quyết dứt điểm vấn đề nêu trên và thực hiện việc kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan về các sai sót trong điều chỉnh hợp đồng (nếu có) theo đúng chỉ đạo của Bộ NN-PTNT

Bản tin thủy sản tại Hải Phòng

Ngày 10/3, trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường phối hợp trao đổi thông tin và xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm, quản lý có hiệu quả tàu cá của Hải Phòng hoạt động trên địa bàn của các tỉnh thành, phố ven biển.

Bên cạnh đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biển, tập huấn về Luật Thủy sản năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các quy định về chống khai thác IUU, các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng... bằng nhiều hình thức khác nhau.

Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, hiện tại còn 118 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m chưa được đăng ký và cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase do hoạt động nghề cấm.

Tin tức nông nghiệp mới nhất: VnSat tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác

Dự án VnSat hiện rõ kết quả sau quá trình tập huấn nâng cao nhận thức nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác, kết nối chuỗi sản xuất nâng cao giá trị lúa gạo. HTX Khiết Tâm tại ấp D2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có diện tích sản xuất chuyên canh lúa 340 ha, với 40 thành viên.

Từ năm 2008, các thành viên trong HTX đã bắt đầu thực hiện chương trình IPM, áp dụng biện pháp kỹ thuật "3 giảm 3 tăng" (3G3T) trong canh tác lúa. Từ 3 năm qua, nhờ có sự hỗ trợ của Dự án VnSAT, bà con nông dân trong HTX đã có điều kiện áp dụng thêm các kỹ thuật 3G3T và được tấp huấn áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm”.

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc HTX Khiết Tâm cho biết, trước kia, bà con canh tác lúa theo tập quán cũ, sạ lúa rất dày, thường lên tới 200 - 220 kg/ha. Muốn thuyết phục bà con làm theo kỹ thuật mới, sạ thưa, phải có mô hình trình diễn theo kiểu “mắt thấy, tai nghe”.

Tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 tại Đồng Nai

Tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay tại xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) đã xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1. Chủng virus cúm gia cầm này có thể lây cho người. Do địa bàn xã Bắc Sơn giáp ranh với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nên hiện hai huyện Trảng Bom và Vĩnh Cửu đang tăng cường tiêm vaccine, chung tay xử lý nhanh ổ dịch cúm gia cầm vừa xuất hiện.

Theo ông Lê Đình Thông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai, ngay khi phát hiện ổ dịch cúm, Chi cục đã tham mưu cho Sở NNPTNT Đồng Nai thực hiện khẩn trương các biện pháp phòng, chống dịch. Lực lượng chuyên môn đã tiêu diệt mầm bệnh bằng cách xử lý tiêu hủy vật nuôi bị bệnh và tiêu độc, sát trùng trại nuôi, phương tiện vận chuyển.

Tự động

Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc: Tổ chức lại sản xuất, khó cũng phải làm!

'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 11/3: Lâm Đồng phát triển chuỗi cá nước lạnh; VnSAT tạo bước tiến dài canh tác lúa; Hà Tĩnh xử lý sai phạm tại Sở NN-PTNN; Xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, khó cũng phải làm…

Nông nghiệp Radio

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi