Chế biến sâu - giải pháp tối ưu để đưa nông sản Việt ra thế giới
Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 9/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra;Thực hiện chế biến sâu nông sản, giải pháp quan trọng để đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới.
Nông nghiệp Radio | 11:39 09/03/2022
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 9/3/2022 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Tin tức chương trình phát thanh hôm nay 9/3 trên Nông nghiệp Radio
Thưa quý vị và bà con, nước ta được thiên nhiên ưu đãi với với khí hậu bốn mùa, địa hình phong phú từ đồng bằng đến núi cao. Những điều kiện này đã tạo ra nhiều giống cây ăn trái chất lượng cao, được người tiêu dung trên thế giới ưa chuộng. Thế nhưng nhiều năm qua, chúng ta cơ bản vẫn duy trì hình thức xuất khẩu nông sản thô, chưa qua chế biến tinh khiến cho giá trị thu lại chưa đáp ứng được kỳ vọng. Có một tín hiệu vui là thời gian gần đây, Bộ NN- PTNT đã có nhiều giải pháp để khuyến khích đầu tư chế biến sâu nông sản tạo thêm giá trị cho nông sản đặc biệt là mặt hàng trái cây.
Sau đây sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
Tin tức nông sản Việt 24h qua
Thưa quý vị và bà con, Bộ NN-PTNT đang cùng với nhiều Bộ, ngành, địa phương chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng Trung Quốc là thị trường lớn của Việt Nam và điều quan trọng hiện nay là thực hiện 2 Lệnh 248, 249 trong xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc vẫn kiên trì thực hiện chính sách "Zero Covid" nên vẫn siết chặt quy trình kiểm soát đối với tất cả các mặt hàng, các quốc gia nhập khẩu vào, không chỉ riêng Việt Nam. Đến nay, Bộ NN-PTNT đã có 3.646 giấy phép vùng trồng, vùng nuôi được cấp, tương đương với 1.000 doanh nghiệp, đáp ứng được cho cả xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch và không chỉ Trung Quốc mà xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… nông sản Việt Nam đều có thể đáp ứng được.
Cũng liên quan đến thị trường Trung Quốc, giải pháp Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đưa ra nhằm đảm bảo tập trung thông tin, tránh tình trạng mỗi Bộ hoặc đơn vị phụ trách của Bộ phản hồi thông tin riêng lẻ như thời gian vừa qua là các Bộ thống nhất giao cho một đầu mối (đề xuất Văn phòng SPS Việt Nam) tập hợp thông tin từ các Bộ, đơn vị phụ trách gửi cho Đại sứ quán để trao đổi với Hải quan Trung Quốc.
Việc này thể hiện sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các hiệp hội, ngành hàng với Văn phòng SPS Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong việc đáp ứng quy định của Lệnh 248.
Nhận nhiệm vụ này, Văn phòng SPS Việt Nam gấp rút xây dựng phương án để báo cáo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, để triển khai đồng bộ các biện pháp thúc đẩy đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc, để không làm gián đoạn thương mại nông sản giữa hai nước.
Tin tức nông nghiệp tại Cao Bằng
Theo khảo sát từ thị trường tỉnh Cao Bằng, từ sau tết Nguyên đán, các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng giống, phân bón nhập khẩu khan hiếm nguồn cung do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cùng với đó, giá các loại phân bón chủ lực như đạm, lân, kali… đang tăng rất cao, trong đó có nhiều sản phẩm hiện đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng cho biết: Trước diễn biến của giá cả thị trường vật tư nông nghiệp, ngành nông nghiệp tham mưu UBND tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường xây dựng các phương án, giải pháp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp gắn với thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất.
Tin tức trồng rừng tại Quảng Ninh
Quảng Ninh là địa phương có diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 55%, sở hữu hơn 370.000ha đất có rừng. Có thể nói, những cánh rừng như vành đai xanh bảo vệ biên giới, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo cho người dân nguồn thu nhập ổn định.
Để nhân rộng những cánh rừng gỗ lớn, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, tối đa 15 triệu đồng/ha đối với rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, cây bản địa.
Tin thủy sản 24h qua tại Thanh Hóa
Ngư dân Thanh Hóa hiện đang chồng chất khó khăn trong bối cảnh giá dầu tăng cao, lao động khan hiếm, nhiều tàu lớn phải nằm bờ vì cứ ra khơi là thua lỗ. Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc, cho biết, mỗi chuyến ra khơi có tàu lỗ hàng chục triệu đồng. Số tiền thu được từ bán hải sản đánh bắt không đủ chi nên nhiều tàu phải nằm bờ. Cũng theo ông Thăng, cùng với giá xăng dầu tăng, thời tiết mưa rét cũng là một trong những nguyên nhân khiến các chủ tàu nghỉ dài. Nắng ấm lên ngư dân rục rịch đi biển, nhưng số lượng tàu chỉ khoảng 50%.
Chế biến sâu - giải pháp tối ưu để đưa nông sản Việt ra thế giới
Chương trình phát thanh 'Nông nghiệp 24H' của NongnghiepRadio ngày 9/3 sẽ có những thông tin nổi bật vừa diễn ra;Thực hiện chế biến sâu nông sản, giải pháp quan trọng để đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới.
Nông nghiệp Radio
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.