Agribank - vì một cộng đồng vững mạnh

Chúng tôi muốn bắt đầu câu chuyện văn hóa doanh nghiệp ở một đơn vị Cấp 1 của Agribank. Đó là Agribank CN Nam Thanh Hóa.

 

 

Dù sở hữu cơ ngơi hàng trăm tỷ đồng, thế nhưng ông Trần Thế Hồng, tổ dân phố Thượng Hải, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa vẫn luôn tay, luôn chân với tốp công nhân đang làm việc ngoài bãi biển. Ông khá “dị ứng” khi người khác gọi mình với biệt danh “đại gia”, bởi người đàn ông ấy không hợp với xe sang và đồ hiệu đắt tiền hay những thú chơi tốn kém.

Hàng chục năm về trước, ông Hồng thôi nghề đi biển vì sức khỏe không cho phép và chuyển sang thu mua, chế biến hải sản của bà con trong vùng. Dù có kinh nghiệm với nghề truyền thống, thế nhưng do vốn ít, lại chưa quen mối hàng khiến ông Hồng gặp khá nhiều khó khăn trong buổi đầu khởi nghiệp.  

Năm đó, ông bàn với vợ cầm cố tài sản, vay ngân hàng Agribank Nam Thanh Hóa số tiền 20 triệu đồng và dùng số vốn này để mua gom hải sản, bán lại cho thương lái để hưởng chênh lệch. 

Từ đồng vốn ít ỏi, sau hàng chục năm rong ruổi nay đây mai đó, hai vợ chồng ông cũng tạo lập được cơ ngơi riêng cho mình. Trên mảnh đất rộng hơn 1.000m2 tại phường Hải Thanh, vợ chồng ông dựng xưởng chế biến, mua máy móc và thuê công nhân làm thời vụ, đồng thời mở rộng thu mua hải sản của bà con ở các tỉnh lân cận. Hàng của ông chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng hàng nghìn tấn hải sản khô mỗi năm.

 

 

Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, vợ chồng ông Hồng đã gây dựng được cơ ngơi với 7 cơ sở hấp sấy hải sản, phân bố tại nhiều địa phương ven biển (Thanh Hóa, Nha Trang, Ninh Thuận). Cơ sở chế biến của gia đình ông tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hơn 100 lao động tại các địa phương. Mỗi năm, vợ chồng ông bỏ túi hàng chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Dù quản lý cơ ngơi lớn, thế nhưng ông Hồng điều hành hoạt động sản xuất chủ yếu thông qua hệ thống camera giám sát. Bởi vậy, dù sinh sống tại Thanh Hóa nhưng chủ doanh doanh nghiệp vẫn quản lý khá hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến đặt ở tỉnh bạn.

Dù có thâm niên trong nghề buôn bán hải sản khô, thế nhưng đời ông cũng nhiều phen lận đận và có lần suýt phá sản vì bị lừa. Năm 2015, ông xuất lô hàng hải sản khô sang Trung Quốc trị giá 16 tỷ đồng mà không cần đặt cọc. Tuy nhiên, hàng của ông xuất đi không có hồi âm và không nhận được tiền thanh toán từ đối tác. Ông đứng trước nguy cơ mất số tiền lớn nên quyết định đánh đường sang nước bạn để đòi nợ, nhưng đối tác bặt vô âm tín. Tiền hàng mất, chủ doanh nghiệp này còn tốn cả trăm triệu chi phí đi lại, ăn ở. 

Tiền hàng không được thanh toán, cơ sở chế biến không có vốn tái sản xuất cộng với áp lực trả nợ khiến ông đứng trước nguy cơ phá sản. Thời điểm đó, các chủ đầu mối cung cấp hải sản trong và ngoài tỉnh thay nhau đến nhà, trực chờ đòi nợ. Người đàn ông ấy không muốn đánh mất uy tín, danh dự gây dựng bấy lâu chỉ vì khoản nợ nên tìm mọi cách xoay sở để trả tiền cho dân.

“Dân thấy mình nợ nhiều nên tìm cách từ chối cho vay. Trong khi nếu vay ngoài thì lãi suất quá cao. Thời điểm này, ngân hàng Agribank đang có chính sách ưu đãi vay vốn mức lãi suất 5,5%/năm nên tôi quyết định cầm cố sổ đỏ, tài sản để vay 6 tỷ đồng. Bất ngờ hơn nữa, sau khi cán bộ ngân hàng thẩm định hồ sơ, việc thực hiện giải ngân vốn được thực hiện khá nhanh, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái cơ cấu sản xuất. Nếu không có nguồn vốn vay của ngân hàng Agribank, chắc chắn tôi phải bán gần hết tài sản để trả nợ và có thể phải rất lâu nữa mới có thể lấy lại những gì đã mất”, ông Hồng chia sẻ.

Là khách hàng mấy chục năm nay của Agribank Nam Thanh Hóa, ông Hồng thú thực lòng mình: “Với tôi, Agribank Nam Thanh Hóa không chỉ là câu chuyện vay vốn giữa khách hàng và doanh nghiệp mà hơn hết đó là người bạn đồng hành sẵn sàng sẻ chia với khách hàng những lúc khó khăn nhất”.

 

 

 

 

HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ không còn là cái tên xa lạ với người dân Nông Cống nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung. Vậy nhưng cũng phải mất 17 năm, các mặt hàng thủ công làm bằng cói của hợp tác xã mới khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Dù sở hữu khối tài sản lớn, thế nhưng ít ai biết rằng, hơn chục năm trở về trước, chị Nguyễn Thị Thắm (Giám đốc HTX) vào nghề chỉ vỏn vẹn 60 triệu đồng từ tiền đóng góp của các xã viên và khoản vay vài chục triệu đồng của Agribank Nam Thanh Hóa. Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ xuất khẩu, năm ngoái, chị Thắm đã vay thêm 500 triệu đồng từ Agribank Nam Thanh Hóa.

Hiện nay, bình quân mỗi năm, HTX xuất sang thị trường các nước cả triệu sản phẩm bắt mắt như bức tranh treo tường, túi xách, giỏ xách hoa quả, rổ rá, đĩa để đồ, thùng đựng đồ, thảm, dép… và đạt doanh số hàng chục tỷ đồng.

Một số sản phẩm của HTX được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao như sọt cói, chậu cói. Các sản phẩm ở HTX làm ra đều xuất khẩu đi nước ngoài, thị trường chủ yếu là các nước ở khu vực châu Âu, châu Á.

Khác với nhiều hợp tác xã khác, đơn vị này có 20% là người khuyết tật, 80% là phụ nữ, trong đó có nhiều người đơn thân, nuôi con nhỏ, người nghèo, người quá tuổi lao động. Hiện HTX đang tạo việc làm ổn định cho 500 lao động thuộc các huyện Nông Cống, Đông Sơn, Quảng Xương với mức thu nhập từ 1 đến 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Với lao động là người khuyết tật, sức khỏe yếu được HTX bố trí làm ở những khâu đơn giản, phù hợp. HTX cũng tạo điều kiện để người lao động nhận nguyên liệu về nhà sản xuất. 

 

 

Đánh giá về vai trò của Agribank Nam Thanh Hóa trong việc hỗ trợ vốn cho người dân, phục vụ sản xuất, chị Thắm chia sẻ: “Nếu không có Agribank, hợp tác xã không thể có cơ ngơi như ngày hôm nay. Đặc biệt nguồn vốn vay của Agribank Nam Thanh Hóa đã gián tiếp giúp nhiều lao động có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó, các thủ tục vay vốn của ngân hàng nông nghiệp rất nhanh. Khi doanh nghiệp có nhu cầu, cán bộ sẽ trực tiếp hướng dẫn hồ sơ và giải ngân trong thời gian sớm nhất”, chị Thắm chia sẻ.

Tại huyện Nông Cống, Agribank không chỉ là bà đỡ của doanh nghiệp mà từ nguồn vốn vay ngân hàng, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. 

Ông Lê Văn Chung (thôn Hữu Cần, xã Tế Lợi, huyện Nông Cống) là người tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tại địa phương. Sau nhiều năm khởi nghiệp trầy trật, người đàn ông nhận thấy, làm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch không hề dễ dàng vì cây trồng thường xuyên bị ảnh hưởng thời tiết, thiên tai, sâu bệnh… Do đó, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi bền vững nhất.

Năm 2020, ông chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Cùng với số vốn tích lũy, thông qua tổ vay vốn cơ sở, ông Chung đã vay 200 triệu đồng từ Agribank Nam Thanh Hóa để xây dựng nhà màng trên diện tích hơn 1.000m2 và trồng sạch theo hướng hữu cơ theo hướng “mùa nào thức nấy”. Ngoài ra, ông Chung còn hợp tác, liên kết với nhiều hộ dân trong xã để chuyển giao kỹ thuật sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

“Trước đây, sản xuất nông nghiệp đơn thuần, nông dân thường đối diện với cảnh được mùa, mất giá. Thậm chí rau sản xuất ra không tìm được mối hàng nên đành ủ làm phân bón. Bởi vậy, tôi quyết định làm nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, thân thiện với môi trường.

Sau khi đầu tư nhà màng để trồng rau sạch, gia đình tôi được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm rau sạch và có thu nhập ổn định hơn. Với hàng tấn rau sạch cung cấp ra thị trường mỗi năm, gia đình tôi thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Ngoài ra, khu sản xuất rau sạch còn tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho 5 lao động với mức thù lao từ 4,5-5 triệu đồng/tháng”, ông Chung chia sẻ.

Ông chung cho biết, sở dĩ bản thân lựa chọn đơn vị cho vay và gắn bó lâu dài với ngân hàng Agribank Nam Thanh Hóa bởi thủ tục vay vốn, giải ngân nhanh chóng và cán bộ tín dụng tận tình, chu đáo với khách hàng. 

Cũng theo chủ vườn rau công nghệ cao, nếu cùng một số tiền vay và thời hạn trả nợ như nhau, thì tiền lãi bên một số đơn vị khác sẽ cao hơn so với lãi suất của Agribank (tiền vay giảm nhưng lãi suất không giảm theo số tiền trả góp). Do đó, với mức lãi suất phù hợp của Agribank, người dân sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

 

 

Không chỉ giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Thanh Hóa, Agribank luôn đồng hành, sẻ chia với người dân, doanh nghiệp và cung cấp tín dụng kịp thời, giúp họ phục hồi sản xuất, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19.

Bà Trương Thị Lan (tiểu khu 3, phường Hải Hòa) là hộ kinh doanh xe đạp, xe gắn máy thuộc diện quy mô lớn tại thị xã Nghi Sơn. Sau khi chuyển đổi hoạt động từ kinh doanh hải sản sang buôn bán xe máy, xe đạp, gia đình đã vay Agribank Nam Thanh Hóa số tiền hơn 4 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất và nhập hàng hóa.

Trước khi xảy ra dịch Covid-19, mỗi ngày cơ sở này có thể tiêu thụ hàng chục phương tiện, đạt doanh thu từ 50-70 triệu (chưa trừ chi phí). Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của gia đình bà gặp khá nhiều khó khăn khi chính quyền địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch.

Hiệu quả kinh doanh giảm sút, trong khi tiền lãi hằng tháng khó có khả năng thanh toán đúng hạn, cơ sở kinh doanh của gia đình bà Lan đứng trước áp lực lớn trong việc duy trì hoạt động. 

Trong thời điểm khó khăn, bà Lan đã làm đơn gửi Agribank Nam Thanh Hóa đề nghị giảm lãi vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ. Sau khi xem xét tình hình thực tế, ngân hàng đã quyết định áp dụng chính sách giãn nợ gốc và lãi, giúp bà Lan giảm áp lực tài chính và có thêm thời gian để khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch.

“Nếu không có chính sách linh hoạt về cơ cấu thời gian trả nợ của ngân hàng Agribank, không những gia đình tôi mà nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thậm chí đối diện với nguy cơ phá sản vì không xoay chuyển được dòng tiền để trả nợ đúng hạn. Nhờ chính sách này, gia đình tôi có thời gian tái cơ cấu hoạt động, tiếp tục duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh”, bà Lan chia sẻ.

 

 

Trong sản xuất kinh doanh, người ta có thể sao chép nhiều thứ, từ chiến lược, sản phẩm, quy trình cho đến bí quyết công nghệ… song không thể sao chép được những giá trị văn hóa của doanh nghiệp… Bởi văn hóa là thứ xuất phát từ đạo đức của con người là bản sắc của từng doanh nghiệp và không phải ngày một ngày hai có thể hiểu hết các giá trị mang tính cốt lõi, xuất phát từ nội tại ấy. 

Cụm từ “văn hóa kinh doanh của Agribank” nghe thì có vẻ trừu tượng, nhưng thật ra nó không hữu hình đến mức người ta không thể nhận ra. Thứ văn hóa đó được xây dựng trên nền tảng đạo đức kinh doanh và hơn hết đó là giá trị của tình người được lan tỏa trong cộng đồng.

Bởi vậy, ngoài việc khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực trong thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng Agribank nói chung, chi nhánh Nam Thanh Hóa nói riêng luôn dành nguồn lực lớn cho các hoạt động vì cộng đồng như chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó điển hình là phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Là đối tượng được Agribank Nam Thanh Hóa hỗ trợ 60 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa nhà năm 2014, ông Trịnh Đình Tộ (thôn Thọ Vinh, xã Trung Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) không khỏi xúc động khi cả gia đình giờ đây đã được ở trong căn nhà kiên cố.

“Nếu không có Agribank hỗ trợ, gia đình tôi không biết đến bao giờ mới có được căn nhà kiên cố như này. Giờ có nhà rồi, gia đình đã hết cảnh phải đi tránh trú mỗi khi mưa bão đến. Vợ chồng, con cái có thêm động lực để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và thoát nghèo”, ông Tộ cho biết.

 

 

Bà Trịnh Thị Kim Liên, Phó Giám đốc Agribank Nam Thanh Hóa, chia sẻ, với trách nhiệm của một doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Agribank Nam Thanh Hóa xác định ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, thì công tác an sinh xã hội cũng là nhiệm vụ quan trọng. 

Agribank Nam Thanh Hóa luôn nỗ lực đồng hành với tỉnh giúp nhiều hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn xây dựng được nhà ở kiên cố để nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, ngân hàng luôn tăng cường thúc đẩy ý thức, trách nhiệm với cộng đồng đến toàn thể cán bộ, nhân viên, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn”; đó vừa là truyền thống và cũng là nét đẹp văn hóa của Agribank.

 

 

5 năm qua, Chi nhánh đã dành hơn 16 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn, với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa như: Trao tặng trường học trị giá 6 tỷ đồng; tặng 16 nhà tình nghĩa; trao tặng hơn 8000 suất quà Tết cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trị giá hơn 4,2 tỷ đồng; trao tặng tủ sách, thiết bị học tập trị giá 320 triệu đồng; tặng hơn 70.000 cây giống; ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 hơn 1,9 tỷ đồng…

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Agribank Nam Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo xây dựng phát triển doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp văn hóa, kiểu mẫu, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, từng bước kiện toàn mô hình tổ chức theo định hướng của Agribank.

Quốc Toản
Trương khánh Thiện
Quốc Toản