Bản tin Lâm nghiệp ngày 10/7/2024: Còn hàng trăm cơ sở chế biến gỗ trái phép

Hàng trăm cơ sở băm dăm, chế biến gỗ trái phép chưa được xử lý triệt để; Xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc tăng mạnh; Nhiều vụ cháy xảy ra ở rừng phòng hộ.

Quỳnh Anh  | 16:25 10/07/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 10/7/2024: Còn hàng trăm cơ sở chế biến gỗ trái phép

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 10/7/2024: Còn hàng trăm cơ sở chế biến gỗ trái phép

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc tăng mạnh

Thưa quý vị và bà con, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường quốc tế tăng trưởng mạnh, cho thấy nhu cầu đang phục hồi nhanh. Đơn cử như đối với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này trong 6 tháng vừa qua tăng trưởng rất mạnh, đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trưởng lên tới 46,6% so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc từ Việt Nam tăng cao, chiếm 24,7% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất văn phòng của Trung Quốc.

  • Hàng trăm cơ sở băm dăm, chế biến gỗ trái phép chưa được xử lý triệt để

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về lâm nghiệp, Tỉnh Thanh Hóa có trên 254.000ha rừng trồng, trong đó có khoảng 120.000ha rừng trồng cây keo. Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Thanh Hóa, năm 2023, xuất khẩu gỗ đạt khoảng 425 triệu USD. Toàn bộ gỗ nguyên liệu thông qua Cảng Nghi Sơn để xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Những năm qua, bên cạnh các doanh nghiệp, cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật, trên địa bàn có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép, chưa được xử lý triệt để. Theo Sở NN&PTNT Thanh Hoá, một trong những nguyên nhân khó xử lý dứt điểm các cơ sở chế biến dăm trái phép là do các chủ cơ sở thế chấp ngân hàng đầu tư lớn xây dựng cơ sở chế biến, khi kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm theo pháp luật buộc tháo dỡ, thiệt hại lớn kinh tế, nên các chủ cơ sở tìm mọi cách để trốn tránh.

  • Đa số vụ cháy xảy ra ở rừng phòng hộ Gia Nghĩa

Còn tại Đắk Nông, 6 tháng đầu năm địa bàn huyện Đắk Glong của tỉnh xảy ra 103 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đạt xấp xỉ cả năm 2023. Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Nông nghiệp do Sở NN-PTNT Đắk Nông tổ chức. Bên cạnh đó, tính đến ngày 30/6, huyện Đắk Glong xảy ra 37 vụ cháy rừng, chủ yếu tập trung ở lâm phần rừng phòng hộ Gia Nghĩa với 30 vụ. Do đó, Huyện Đắk Glong đề nghị Ban Quản lý Rừng phòng hộ Gia Nghĩa có giải pháp quyết liệt hơn để cùng huyện thực hiện phòng, chống cháy rừng hiệu quả.

  • Nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn cho thu nhập tới 300 triệu đồng/vụ

Với hoạt động phát triển sinh kế dưới tán rừng, Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có diện tích khoảng 7.100 ha, phù sa màu mỡ của sông Hồng và biển cả đã tạo nên khu đất ngập nước với thảm thực vật phong phú, là môi trường lý tưởng để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Mỗi năm, tại đây có trên 20 chủ ong đưa từ 5.000 - 6.000 đàn ong về khai thác mật. Ngoài giá trị về kinh tế cho người nuôi ong, nghề quay mật cũng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Theo đánh giá, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ nuôi ong tại đây có thu nhập từ 200-300 triệu đồng cho vụ thu hoạch.

  • Bình Định đặt mục tiêu giảm phụ thuộc nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Thưa quý vị, Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, trên địa bàn đã có gần 9.900 ha rừng trồng gỗ lớn. Hiện Bình Định có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có khoảng 150 doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định. Mỗi năm, ngành gỗ Bình Định phải cần đến 1,2 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu, chiếm gần 80% trong đó là nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, gỗ rừng trồng chỉ chiếm hơn 20%. Từ thực tế này, Bình Định đề ra lộ trình trồng rừng gỗ lớn để vừa tăng giá trị cho gỗ rừng trồng, vừa để ngành chế biến gỗ xuất khẩu bớt lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Địa phương đặt mục tiêu đến năm 2025, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có 10.000 ha rừng trồng gỗ lớn được trồng tập trung.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 10/7/2024: Còn hàng trăm cơ sở chế biến gỗ trái phép

Hàng trăm cơ sở băm dăm, chế biến gỗ trái phép chưa được xử lý triệt để; Xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc tăng mạnh; Nhiều vụ cháy xảy ra ở rừng phòng hộ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ