Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/4/2024: Doanh thu gấp đôi từ rừng keo nuôi cấy mô

Sử dụng keo nuôi cấy mô trồng rừng gỗ lớn cho doanh thu gấp đôi; 8 tỉnh, thành ven biển tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp;.

Quỳnh Anh  | 16:17 15/04/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/4/2024: Doanh thu gấp đôi từ rừng keo nuôi cấy mô

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/4/2024: Doanh thu gấp đôi từ rừng keo nuôi cấy mô

  • 8 tỉnh, thành ven biển tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp

Thưa quý vị và bà con, Theo Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển. Theo đó, dự án sẽ tiếp tục thực hiện chăm sóc 4.040 ha đã trồng và phục hồi trong giai đoạn 1 để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu cho vùng ven biển tại 8 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Dự án cũng đang rà soát đưa vào bảo vệ gần 38.000 ha rừng phòng hộ hiện có để chi trả tiền khoán bảo vệ cho những diện tích chưa được chi trả. Sau năm 2026, toàn bộ diện tích rừng phòng hộ được đầu tư trong vùng dự án sẽ bàn giao lại cho địa phương để tiếp tục duy trì quản lý bảo vệ bền vững.

  • Sử dụng keo nuôi cấy mô trồng rừng gỗ lớn cho doanh thu gấp đôi

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghiệp, mỗi năm, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trồng mới 10 nghìn ha rừng và trên 7 triệu cây phân tán. Hiện, toàn tỉnh đang duy trì ổn định 56.000ha rừng kinh doanh gỗ lớn, trong đó cây keo chiếm 70%. Ngoài cho sinh khối gỗ tăng cao trong cùng một chu kỳ sinh trưởng, việc sử dụng keo nuôi cấy mô giúp người dân thực hiện có hiệu quả mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ lớn khi kéo dài chu kỳ thâm canh. Thay vì thu hoạch sau 4 đến 5 năm trồng, nếu kéo dài đến 7 - 8 năm, keo nuôi cấy mô sẽ có tổng trữ lượng rừng bình quân dự kiến đạt từ 250 đến 330m3/ha, doanh thu bình quân đạt 300 - 350 triệu đồng/ha, gấp đôi so với chu kỳ rừng gỗ nhỏ...

  • Trồng sở lấy hạt, vừa giữ đất vừa tăng thu nhập

Còn tại Nghệ An, Cây sở là loại cây lấy hạt. Ngoài tác dụng phòng hộ, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, hạt sở còn có giá trị kinh tế chế biến thành dầu ăn cao cấp. Tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, có một thời gian dài, cây sở như một loại cây rừng chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên vùng đất, hiệu quả thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây, loại cây này đã đem lại giá trị kinh tế khá cao cho nông dân. Từ chỗ chỉ 14.000 đồng/kg hạt khô năm 2019, đến nay giá sở tăng lên 25.000 đồng/kg, bình quân mỗi ha cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn hạt khô, thu nhập đạt trên 70 triệu đồng/ha/năm. Nhờ đó, nhiều hộ dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định.

  • Trà Vinh có hơn 9.600 ha rừng

Nhờ người dân vùng ven biển cùng chính quyền địa phương tích cực trồng và bảo vệ nên từ năm 1996 đến nay, diện tích rừng ở Trà Vinh phát triển thêm gần 4.700 ha. Toàn tỉnh hiện có hơn 9.600 ha rừng, với tỷ lệ che phủ đạt 4,1% diện tích; trong đó, diện tích rừng sản xuất khoảng 3.800 ha. Trà Vinh đặt mục tiêu đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 4,2% vào năm 2025. Ngoài ra, địa phương cũng khuyến khích người dân vùng ven biển duy trì, mở rộng diện tích nuôi tôm, cua dưới tán rừng; ngành nông nghiệp sẽ tập huấn chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ của mô hình để các hộ nuôi mới nắm vững kỹ thuật nuôi.

  • Không chủ quan trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Về hoạt động bảo vệ rừngmùa khô, UBND tỉnh Kiên Giang vừa có công văn yêu cầu các chủ rừng tăng cường biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng và chữa cháy rừng. Theo đó, yêu cầu các các huyện, thành phố có rừng và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng chống cháy rừng, chữa cháy rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Có phương án cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các chốt, trạm để kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.  Tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại những khu vực có mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/4/2024: Doanh thu gấp đôi từ rừng keo nuôi cấy mô

Sử dụng keo nuôi cấy mô trồng rừng gỗ lớn cho doanh thu gấp đôi; 8 tỉnh, thành ven biển tiếp tục được hỗ trợ hiện đại hóa ngành lâm nghiệp;.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ