Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/7/2024: EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định

EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định; Doanh nghiệp gỗ Việt Nam theo kịp xu hướng mới nhất tại Mỹ; Xã vùng đồi mỗi năm thu gần 200 tỷ đồng từ rừng.

Quỳnh Anh  | 14:43 18/07/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/7/2024: EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/7/2024: EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Doanh nghiệp gỗ Việt Nam theo kịp xu hướng mới nhất tại Mỹ

Thưa quý vị và bà con, nửa đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta đã phục hồi mạnh mẽ. Ông Nguyễn Quốc Khanh,  Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM cho rằng, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ những tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, EU ... Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 55% giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Việc các công ty gỗ Việt Nam theo kịp những xu hướng mới nhất tại thị trường Mỹ là điều quan trọng để đồ gỗ Việt Nam đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng. Nhờ vậy, dù chưa vào mùa cao điểm về tiêu thụ đồ gỗ, nhưng trong những tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn đạt 1,2-1,4 tỷ USD mỗi tháng.

  • EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định

Liên quan tới lĩnh vực bảo vệ rừng, Theo Sở NN-PTNT Bình Định, giữa năm 2023, Liên minh châu Âu - EU đã ban hành quy định chống mất rừng - EUDR nhằm ngăn chặn gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp, có liên quan đến gây mất rừng thâm nhập vào thị trường châu Âu. Quy định của EUDR ảnh hưởng lớn đến ngành gỗ Bình Định bởi hiện ở địa phương này có tới 354 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gỗ xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này. Hiện nhiều đối tác ở châu Âu đã yêu cầu kể từ sau ngày 30/12/2024, các doanh nghiệp ngành gỗ của Bình Định phải cung cấp hồ sơ sản phẩm, trong đó có bản đồ chuỗi cung ứng; định vị địa lý của vị trí khai thác gỗ; các địa điểm khai thác gỗ không thuộc diện bị phá rừng và suy thoái rừng.

  • Tăng tính răn đe với vi phạm về lâm nghiệp

Với hoạt động thực thi pháp luật về lâm nghiệp, Thống kê của Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, tỉnh Lâm Đồng cho thấy, 6 tháng đầu năm, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng trên địa bàn quản lý vẫn xảy ra 5 vụ vi phạm, trong đó phá rừng 4 vụ, khai thác 1 vụ, tổng diện tích thiệt hại hơn 19.200 m2, khối lượng lâm sản thiệt hại trên 11 m3, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Để tăng tính răn đe, đảm bảo kỷ cương, pháp luật, tất cả các vụ vi phạm, đơn vị đã lập hồ sơ chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo quy định; đồng thời, chỉ đạo quản lý chặt hiện trường vi phạm để điều tra xử lý. Bên cạnh đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk hiện đang tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

  • Hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng sang cây quế

Về nội dung phát triển kinh tế lâm nghiệp, Từ năm 2021, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án phát triển cây quế giai đoạn 2021-2025 và Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nhằm hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng sang cây quế với mục tiêu đạt 1.000ha trồng quế vào năm 2030. Riêng năm 2022, huyện hỗ trợ nông dân trồng mới 145ha; năm 2023 hỗ trợ trồng mới 100ha, nâng diện tích trồng quế toàn huyện lên trên 400ha. Theo người dân địa phương, Trồng quế có thể thu được thành phẩm từ vỏ cây, thân gỗ và cả lá sau 4-5 năm trồng; khai thác trắng khi cây từ 10-12 năm tuổi, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác…

  • Xã vùng đồi mỗi năm thu gần 200 tỷ đồng từ rừng trồng

Còn tại Quảng Bình, Xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy là địa phương có địa hình bán sơn địa. Trước đây, Thái Thủy thuộc diện xã nghèo, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Song, sau hơn 10 năm phát huy tiềm năng vùng gò đồi, đẩy mạnhtrồng rừng kinh tế, đến nay Thái Thủy đã trở thành xã Nông thôn mới, với mức thu nhập bình quân đầu người mỗi năm trên 62 triệu đồng. Hiện, toàn xã có gần 4.500 ha rừng trồng kinh tế. Trong đó, rừng trên địa bàn 3.900 ha và có trên 500 ha do người dân trong xã thuê đất trồng rừng ở địa phương khác. Mỗi năm, chính quyền địa phương đưa vào diện khai thác gần 1.000 ha rừng, nguồn thu từ rừng trồng đạt khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 18/7/2024: EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định

EUDR ảnh hưởng hơn 350 doanh nghiệp gỗ Bình Định; Doanh nghiệp gỗ Việt Nam theo kịp xu hướng mới nhất tại Mỹ; Xã vùng đồi mỗi năm thu gần 200 tỷ đồng từ rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ