Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/7/2024: Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển

Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển khiến người dân lo lắng; Không điều chỉnh chủ trương đầu tư khi giữ diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng.

Quỳnh Anh  | 15:04 30/07/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/7/2024: Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/7/2024: Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Không điều chỉnh chủ trương đầu tư khi giữ diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng

Thưa quý vị và bà con, Nghị định 91 về lâm nghiệp được Chính phủ ban hành mới đây đã bổ sung Điều 41b, quy định việc điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Theo đó, với dự án được HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, nếu thay đổi vị trí, diện tích rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích đã được quyết định chủ trương, thì không phải thực hiện điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng. Với dự án được Quốc hội, Thủ tướng, HĐND cấp tỉnh chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nếu thay đổi về quy mô diện tích rừng cần chuyển mục đích sử dụng nhưng không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, thì UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với diện tích rừng thay đổi.

  • Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển khiến người dân lo lắng

Thời gian gần đây, tại nhiều hộ dân trồng bạch đàn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn xuất hiện tình trạng cây bạch đàn bị xoăn lá, cháy lá, kém phát triển. Theo người dân địa phương, những năm qua, hiệu quả kinh tế từ trồng bạch đàn tương đối cao, trung bình 1 ha với chu kỳ trồng từ 5 – 6 năm cho người dân thu hoạch từ 150 đến 180 triệu đồng. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, cây bạch đàn có hiện tượng còi cọc, kém phát triển, xoăn lá, cháy lá. Nhiều hộ dân đã phải chặt đi trồng lại nhiều lần, nhưng đến năm thứ 3, cây tiếp tục có dấu hiệu như cũ. Không chỉ tại các hộ dân, diện tích trồng cây bạch đàn của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc trên địa bàn huyện Hữu Lũng cũng xảy ra hiện tượng này với hơn 1.200 ha cây bị bệnh.

  • Bảo vệ rừng gắn với phát triển miền núi

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Theo Sở NN-PTNT Quảng Nam, những năm qua, với áp lực về nhu cầu gỗ, lâm sản, đất sản xuất, công tác quản lý còn bất cập, nguồn lực đầu tư còn hạn chế… hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Tình trạng vi phạm các quy định trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản vẫn còn tái diễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng, môi trường, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế miền núi. Trước thực trạng đó, Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng. Trong đó, tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch lâm nghiệp, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển miền núi và nâng cao đời sống người dân dựa vào rừng.

  • Dịch vụ môi trường rừng giúp xây dựng nông thôn mới

Liên quan tới nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng, Đến nay, toàn tỉnh Sơn La có gần 1.100 cộng đồng bản là chủ rừng đã xây dựng quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, vượt trên 500% so với kế hoạch giao. Nhờ xây dựng quy chế, các cộng đồng đã sử dụng hơn 700 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng đầu tư cho trên 13.670 công trình hạ tầng nông thôn như nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn, sửa chữa lớp học, kênh mương thủy lợi. Trên 200 tỷ đồng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng; 190 tỷ đồng chi cho các hộ gia đình nâng cao thu nhập và các hoạt động khác; hỗ trợ 18,8 tỷ đồng trồng cây phân tán và các dự án khác.

  • Phối hợp hiệu quả trong xử lý vi phạm về lâm nghiệp

Thưa quý vị, Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngay từ đầu năm, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động ký kết và triển khai nghiêm túc quy chế phối hợp với các hạt kiểm lâm huyện Bá Thước, Quan Hóa, các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Ngọc Sơn - Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình. Việc triển khai quy chế phối hợp đã tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy. Các vụ xâm hại rừng được phối hợp chặt chẽ, xử lý kịp thời.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 30/7/2024: Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển

Hàng nghìn ha bạch đàn cháy lá, kém phát triển khiến người dân lo lắng; Không điều chỉnh chủ trương đầu tư khi giữ diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ