Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức

Không nói suông, cầm tay chỉ việc khắp nẻo rừng

Võ Dũng - Thứ Năm, 25/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Trồng rừng bền vững đem đến nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường. Thấy rõ điều đó, nhưng để làm được là bài toán không dễ nếu không có lực lượng cơ sở lăn lộn trực tiếp với người dân.

Thay đổi tư duy người trồng rừng

Quảng Trị đặt mục tiêu sớm trở thành trung tâm vùng nguyên liệu gỗ khu vực miền Trung trong tương lai gần. Không chỉ là câu chuyện số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng mới là đích đến cuối cùng. Chính vì vậy, sự ra đời của các tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được kỳ vọng sẽ giúp Quảng Trị sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tổ khuyến nông cộng đồng xã Cam Nghĩa truyền đạt kiến thức trồng rừng bền vững cho nông dân. Ảnh: Võ Dũng.

Lâu nay, người dân xã Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ) trồng rừng gỗ nhỏ bán gỗ dăm giúp xoay vòng vốn nhanh nhưng lợi nhuận thấp. Đốt thực bì sau mỗi chu kỳ cũng kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường. Tuy nhiên, khoảng chục năm lại đây, tình hình đã có nhiều chuyển biến. Diện tích rừng gỗ lớn, rừng FSC tại Cam Nghĩa nói riêng và Quảng Trị nói chung không ngừng được mở rộng.

Bài liên quan

Ông Trần Cần, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho rằng, dù mới chỉ được thành lập gần 2 năm nay nhưng không thể phủ nhận vai trò của các tổ KNCĐ trong việc thay đổi tư duy của nông dân. Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa là một trong số đó.

Ông Lê Hải Bình, một hộ có trên 5ha rừng tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa đưa ra bài toán, nếu trồng rừng gỗ nhỏ, sau 5 năm có thể thu về khoảng 100 tấn/ha, bán được khoảng 100 triệu đồng, trừ mọi chi phí, nông dân lãi khoảng 60 triệu đồng. Nhưng nếu trồng rừng với mật độ thưa hơn (chi phí đầu vào chỉ bằng 1/2 so với trồng rừng gỗ nhỏ) và kéo dài thời gian thêm 1 nửa chu kỳ nữa thì sản lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi. Tính đi tính lại, trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC thì người dân sẽ tăng giá trị rừng lên 30 - 40%. Vì thế, sau các buổi tập huấn và tư vấn của Tổ Khuyến cộng đồng xã Cam Nghĩa, gia đình ông Bình quyết định chuyển toàn bộ diện tích sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Thay vì đốt hết thực bì sau khi khai thác, giờ đây, gia đình ông Bình chỉ đảo đất, đào hố, bón phân, trồng cây, tỉa cành sớm để cây gỗ phát triển nhanh, năng suất cao.

“Thay đổi tư duy của nông dân là rất khó nhưng người trồng rừng tại Cam Nghĩa đã có sự dịch chuyển. Công lao của tổ KNCĐ là không nhỏ. Tuy nhiên, còn một bài toán khó nữa, đó là khi kéo dài thời gian chu kỳ trồng rừng thì nông dân lấy gì để chi phí cho cuộc sống?”, ông Bình trăn trở.

Trồng dược liệu dưới tán rừng giải bài toán thu nhập cho người trồng rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Anh Lê Phúc Nhật, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn, thành viên Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa đã tìm ra lời giải. Cây an xoa và một số loại cây dược liệu có nhu cầu ánh sáng thấp được anh Nhật lựa chọn để trồng dưới tán rừng.

“Đến năm thứ 2, cây an xoa có thể cho thu hoạch. Các loại dược liệu khác như chè vằng cũng đã được trồng tại một số rừng keo và đem về giá trị kinh tế cao. Chúng tôi còn thành lập 1 tổ trồng, chăm sóc cây dược liệu, thu mua, chế biến tại chỗ. Khi chúng tôi trở thành cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp; câu chuyện miếng cơm manh áo được giải quyết thì nông dân sẽ yên tâm trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC”, anh Nhật tin tưởng.

Lồng ghép, gắn với hoạt động của hợp tác xã

Dưới cơn mưa dầm dề của những ngày giữa tháng 7, anh Lê Phúc Nhật dẫn chúng tôi đến thăm lô rừng keo 1 năm tuổi của ông Lê Hải Bình tại thôn Hoàn Cát. Đây là chu kỳ đầu tiên ông Bình trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC, sử dụng giống nuôi cấy mô từ vườn ươm của HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn.

Trước đây, sau khi khai thác, ông Bình thường đốt thực bì. Những cánh rừng ở Cam Nghĩa trở thành những cột khói tỏa đi muôn nơi. Trồng rừng theo cách này, cây keo phát triển nhanh nhưng đến khoảng năm thứ 2 thì chững lại.

Khắp các cánh rừng tại xã Cam Nghĩa đều có dấu chân nhân viên khuyến nông cộng đồng Lê Phúc Nhật. Ảnh: Võ Dũng.

Gần đây, nhiều hộ đã dùng giống nuôi cấy mô, có nguồn gốc rõ ràng, thay vì mua giống trôi nổi. Toàn bộ thực bì trên rừng cũng được giữ lại. Chỉ chưa đầy 1 năm, cây đã cao hơn đầu người.

Sau lớp cỏ xanh um dưới chân ông Bình, một lớp thực bì, cành cây đã dần hoai mục, phân hủy thành chất hữu cơ hữu ích cho cây trồng. Theo ông Bình, đây sẽ là điều kiện để các vi sinh vật có lợi hoạt động, tạo ra môi trường giúp đất tơi xốp hơn, giảm thiểu được rửa trôi đất.

“Trước nay, cứ ngỡ đốt hết thực bì thì sẽ cung cấp nguồn tro cho cây trồng. Nhưng đúng như tổ KNCĐ khuyến cáo, việc đốt thực bì là đang hủy hoại môi trường, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất”, ông Bình chia sẻ.

Theo anh Lê Phúc Nhật, nếu nói rằng tổ KNCĐ đã giúp người dân thay đổi hoàn toàn tư duy cũng chưa hẳn đúng. Nhưng từ khi tổ KNCĐ được thành lập, hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên hơn. Không chỉ nói, thành viên tổ KNCĐ còn cầm tay chỉ việc, trực tiếp thực hiện các mô hình vườn rừng của gia đình. Đó chính là yếu tố giúp người dân tin tưởng và làm theo.

Dừng lại một lát, anh Nhật chia sẻ thêm, nếu tách bạch hoạt động của tổ KNCĐ và các hoạt động khác thì sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Nhân lực kiêm nhiệm, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất gần như không có gì... Vì vậy, cần lồng ghép giữa các hoạt động để tổ KNCĐ hoạt động tốt hơn.

“Lợi thế của chúng tôi là HTX đã được thành lập và đi vào hoạt động với đầy đủ trang thiết bị làm việc và những mối quan hệ với doanh nghiệp. Vì vậy, lồng ghép hoạt động của tổ KNCĐ vào hoạt động của HTX sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, vẫn lời anh Nhật.

Để đáp ứng nhu cầu người dân, trong 2 năm qua, HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn đã xây dựng vườn ươm cải tiến lâm nghiệp bán tự động trang bị máy đóng bầu; máy trộn giá thể; túi bầu tự hủy và sử dụng khay xốp để đóng giá thể ruột bầu. Mỗi năm, HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn cung cấp gần 1,5 triệu cây giống/năm với phương pháp ươm mầm cây giống cấy mô chất lượng cao; cây giống giâm hom; nhiều dòng keo lai tiến bộ nhất hiện nay.

Rừng gỗ lớn, rừng FSC sẽ làm thay đổi cuộc sống người trồng rừng. Ảnh: Võ Dũng.

HTX Lâm nghiệp bền vững Keo Sơn, Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều cuộc tập huấn kỹ thuật lâm sinh; hỗ trợ cây giống cho người dân; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; hỗ trợ thành viên liên kết theo chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Những hoạt động của HTX Lâm nghiệp bền vững Keo Sơn, Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa đã tạo việc làm cho 200 hộ với khoảng 500 lao động thông qua hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng tại vùng nguyên liệu do HTX và thành viên liên kết quản lý.

"Quảng Trị thành lập 2 tổ KNCĐ thí điểm, 8 KNCĐ mở rộng thuộc đề án vùng nguyên liệu; 101 tổ KNCĐ cấp xã ngoài đề án. KNCĐ đã làm tốt vai trò là cầu nối 4 nhà; trở thành hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân”, ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.

Võ Dũng
Tin khác
Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học
Năng suất tăng 4 tạ/ha nhờ sử dụng mạ khay, máy cấy, chế phẩm sinh học

Hà Tĩnh Hậu tích tụ đất đai, người dân áp dụng mạ khay, máy cấy kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, đưa năng suất tăng 4 tạ/ha.

Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề
Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng về cơ hội việc làm, Gia Lai luôn ưu tiên tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho đối tượng là lao động nông thôn.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Sự kiện