Bản tin Thủy sản ngày 12/6/2024: Nuôi tôm rải vụ tránh thiệt hại do thời tiết

Nuôi tôm rải vụ để hạn chế thiệt hại do thời tiết; Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản đạt 10,5 tỷ USD; Nguồn lợi thủy sản phục hồi nhanh nhờ rạn san hô nhân tạo.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 12/6/2024: Nuôi tôm rải vụ tránh thiệt hại do thời tiết

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/6/2024: Nuôi tôm rải vụ tránh thiệt hại do thời tiết

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản đạt 10,5 tỷ USD

Phát biểu tại Hội nghị toàn thể hội viên 2024 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam – VASEP tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao vai trò của VASEP đối với ngành thủy sản Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp thành viên của VASEP đang chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thứ trưởng đề nghị VASEP tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ, giữa doanh nghiệp và ngư dân, giữa doanh nghiệp với thị trường quốc tế; đưa thủy sản Việt Nam phát triển ngày một lớn mạnh, bền vững, giữ vững vị thế là nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Với kết quả xuất khẩu đạt được trong 5 tháng đầu năm cùng những nỗ lực của ngành thủy sản, lãnh đạo Bộ NN-PTNT kỳ vọng xuất khẩu thủy sản trong cả năm có thể đạt 10,5 tỷ USD.

  • Nuôi tôm rải vụ để hạn chế thiệt hại do thời tiết

Với hoạt động nuôi tôm, Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, tính đến cuối tháng 5, nông dân vùng ven biển trong tỉnh đã thảnh nuôi 685 triệu con tôm sú. Tổng diện tích đã thả tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến nay đạt gần 15.000 ha và 2,78 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích gần 4.400 ha. Tổng sản lượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh đã thu hoạch đến nay được hơn 27.000 tấn đạt hơn 30% kế hoạch năm. Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo nông dân ở các huyện ven biển trong tỉnh không có điều kiện nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao nên chọn giải pháp nuôi rải vụ để hạn chế mức thấp nhất rủi ro thiệt hại do biến đổi thời tiết, môi trường nước diễn biến xấu.

  • Nguồn lợi thủy sản phục hồi nhanh chóng nhờ rạn san hô nhân tạo

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Cà Mau đã thả 900 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây để làm nơi trú ngụ cho các loài sinh vật biển. Sau 4 năm, tại rạn san hô nhân tạo đã phát triển quần thể rong, tảo, hàu hà bám vào. Kết hợp với hoạt động thả giống thường xuyên, khu vực rạn nhân tạo đã hình thành một “ngôi nhà”, kéo nhiều loại hải sản về trú ngụ. Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, sau khi thả các rạn san hô, nguồn lợi thủy sản phục hồi rất nhanh chóng. Hầu hết các đối tượng thủy sản đặc trưng vùng miền Tây tỉnh Cà Mau đều xuất hiện trong khu vực này với mật độ ngày càng cao.

  • Lan tỏa mô hình tích tụ đất đai để nuôi trồng thủy sản

Về các mô hình phát triển thủy sản hiệu quả, Theo Sở NN-PTNT Thanh Hóa, từ năm 2019 đến nay, thực hiện chủ trương tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, các doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh đã tích tụ tập trung được khoảng 3.500ha đất nông nghiệp để xây dựng những mô hình nuôi trồng thủy sản đạt giá trị kinh tế cao. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tôm là đối tượng nuôi chủ lực, với hơn 700ha nuôi thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, năng suất trung bình đạt 18,5 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế từ những mô hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để nuôi trồng thủy sản đang từng bước lan tỏa.

  • Ngư dân Bình Thuận kỳ vọng vào vụ cá Nam

Về hoạt động khai thác trên biển, Những ngày cuối tháng 5 vừa qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, nhiều cảng cá tại tỉnh Bình Thuận ít nhộn nhịp. Tuy nhiên sau khi theo dõi thời tiết ổn định, bám biển an toàn, ngư dân lại tranh thủ vận chuyển lương thực, thực phẩm, tiếp thêm nhiên liệu, đá lạnh để tiếp tục vươn khơi khai thác vụ cá Nam. Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh khai thác thủy sản đạt gần 87.500 tấn, đạt gần 40 % kế hoạch năm, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Vụ cá Nam bắt đầu từ tháng 4 - 9 âm lịch là vụ khai thác thủy sản chính trong năm của ngư dân ven biển tỉnh Bình Thuận, vì vậy, bà con đều hi vọng mùa cá năm nay sẽ bội thu.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/6/2024: Nuôi tôm rải vụ tránh thiệt hại do thời tiết

Nuôi tôm rải vụ để hạn chế thiệt hại do thời tiết; Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản đạt 10,5 tỷ USD; Nguồn lợi thủy sản phục hồi nhanh nhờ rạn san hô nhân tạo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/6/2024: Vườn Quốc gia Cát Tiên đạt Danh lục Xanh
Thời sự

Vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đạt danh hiệu Danh lục Xanh; Đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ rừng; Hoàn thành trồng, chăm sóc rừng trong nửa năm.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 24/6/2024: Vườn Quốc gia Cát Tiên đạt Danh lục Xanh
Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa
Thời sự

Khoảng 5 năm trở lại đây, tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, trồng, làm giàu bổ sung rừng bằng cây bản địa.

Phủ xanh rừng nhờ chính sách trồng bổ sung cây bản địa