Bản tin Thủy sản ngày 12/8/2024: Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần

Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần; Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi cá nước lạnh; Quảng Ninh tăng tốc đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 12/8/2024: Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/8/2024: Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Trung Quốc nhập khẩu nghêu sò từ Việt Nam tăng 120 lần

Thưa quý vị và bà cn, theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ như nghêu, ốc của Việt Nam trong 7 tháng năm nay ước đạt hơn 95 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2023. Bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia thuộc VASEP cho biết, trong 7 tháng, Trung Quốc nhập khẩu nghêu sò từ Việt Nam tăng 120 lần so với cùng kỳ. Các loại nhuyễn thể khác dạng sống, tươi hoặc ướp lạnh cũng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh, đạt hơn 7 triệu USD, thêm gần 82 lần so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, không chỉ Trung Quốc mà các quốc gia khác cũng đang tăng cường nhập khẩu nhuyễn thể Việt Nam.

  • Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi cá nước lạnh

Về hoạt động nuôi trồng thủy sản, Lào Cai hiện là một trong những địa phương có nghề nuôi cá nước lạnh phát triển ở khu vực phía Bắc. Việc áp dụng công nghệ trong nuôi cá nước lạnh là hướng đi cần thiết nhằm tăng năng suất, giảm tình trạng thiếu, ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển bền vững. Theo Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai, hiện trên địa bàn có khoảng 500 cơ sở nuôi cá nước lạnh với thể tích đạt 100 nghìn m3, sản lượng đạt khoảng 1.000 tấn. Tỉnh hiện đang khuyến nghị người nuôi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất như công nghệ lọc nước tuần hoàn, hoặc bán tuần hoàn, công nghệ vi sinh, tìm cách tăng sản lượng mà không tăng thể tích nuôi…

  • Nuôi tôm sú 2 giai đoạn gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Với đối tượng nuôi là con tôm, TRước thực trạng nhiều ao nuôi tôm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nuôi lâu năm, thường xảy ra dịch bệnh, việc áp dụng hình thức nuôi mới để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh là rất cần thiết. Tại Quảng Bình, mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn được thực hiện tại xã Võ Ninh và xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, với tổng quy mô 01ha tại 2 hộ. Mô hình thực hiện từ tháng 4/2024 . Đến nay, sau 4 tháng nuôi, tôm phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với phương pháp nuôi truyền thống, tỷ lệ sống ước đạt trên 75%, năng suất dự kiến trên 4 tấn/ha  Mô hình cũng giúp tăng tỷ lệ sống của tôm, giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tôm sú 1 giai đoạn từ 15 %.

  • Quảng Ninh tăng tốc đăng ký, đăng kiểm tàu cá

Trong lĩnh vực chống khai thác IUU, thời gian qua, công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, đến nay, công tác quản lý đội tàu, theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng được tỉnh Quảng Ninh thực hiện đồng bộ, quyết liệt, mang đến nhiều hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh không có trường hợp tàu cá khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Việc lắp đặt thiết bị VMS, đăng ký, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho 100% tàu cá từ 15m trở lên đã hoàn thành. Tỷ lệ tàu đã đăng ký và đăng ký tạm đạt 100%, tỷ lệ đăng kiểm đạt trên 99%, số tàu cá được cấp giấy phép đạt gần 96%.

  • Gần 700 chủ tàu cá Kiên Giang sử dụng eCDT VN

Còn tại Kiên Giang, địa phương này là 1 trong 3 tỉnh tiên phong của cả nước được Cục Thủy sản và đơn vị tư vấn dự án Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử thủy sản Việt Nam - eCDT VN về địa phương để triển khai tập huấn, hướng dẫn ngư dân áp dụng phần mềm eCDT VN vào công tác khai thác, truy xuất nguồn gốc thủy sản, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong chống khai thác IUU. Sau hơn 4 tháng triển khai, tỉnh Kiên Giang đã có 679 chủ tàu cá cài đặt tài khoản eCDT VN. Qua thống kê của Chi cục Thủy sản Kiên Giang, đến nay đã có 820 lượt tàu xuất cảng và 232 lượt tàu nhập cảng được khai báo qua hệ thống này.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 12/8/2024: Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần

Xuất khẩu nghêu, sò sang Trung Quốc tăng 120 lần; Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi cá nước lạnh; Quảng Ninh tăng tốc đăng ký, đăng kiểm tàu cá.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt