Bản tin Thủy sản ngày 30/7/2024: Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu; Người nuôi tôm gặp khó vì ô nhiễm nguồn nước; Chế biến sâu giúp tăng giá trị sản phẩm mực xà Quảng Nam.

Quỳnh Anh  | 11:21 30/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 30/7/2024: Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 30/7/2024: Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu

Thưa quý vị và bà con, Xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam trong 6 tháng đều tăng so với cùng kỳ. Song theo các doanh nghiệp, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ đang khó có thể duy trì được. Nguyên nhân là theo Nghị định số 37 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, đang có một vấn đề. Đó là kích cỡ tối thiểu của cá ngừ vằn cho phép khai thác hiện nay quy định trong Nghị định 37 là 0,5m, tương đương trọng lượng từ 5-7kg. Tuy nhiên sản lượng cá ngừ đạt kích cỡ này thực tế rất thấp. Điều này sẽ khiến cho nguồn cung cá ngừ vằn trong nước giảm và doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu có xuất xứ thuần túy để sản xuất.

  • Người nuôi tôm gặp khó vì ô nhiễm nguồn nước

Với hoạt động nuôi tôm, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang bước vào vụ nuôi tôm chính, tuy nhiên người dân tại một số xã đang lo lắng vì nguồn nước lấy từ sông Mơ bị ô nhiễm. Đơn cử như tại xã Quỳnh Thanh, ông Hồ Trần Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Địa bàn xã Quỳnh Thanh có trên 70 ha tôm, trong đó có khoảng trên 20 ha là nuôi quảng canh, một số diện tích chuyển sang nuôi cua, cá rô phi nhưng không hiệu quả, số diện tích trên 50 ha còn lại là bỏ hoang. Nguyên nhân là do nguồn nước sông Mơ bị ô nhiễm nặng, nên tôm hay bị dịch bệnh nên nông dân không mặn mà nuôi vì sợ thua lỗ.

  • Nuôi cá kình trong ao lót bạt thu lãi 550 triệu đồng/ha mỗi vụ

Cũng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Nhằm xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới, xen canh các loài cá mặn lợ có giá trị trên diện tích ao nuôi thủy sản bỏ hoang, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng mô hình nuôi cá kình trong ao lót bạt ở vùng bãi ngang tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong. Theo kết quả tổng kết mô hình mới đây. Sau 3 tháng thả nuôi, kích cỡ cá kình trong mô hình bình quân đạt 20 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt 60%. Hiện cá kình được thu mua với giá cao, khoảng 170.000đ/kg cho kích cỡ 20 con/kg. Với sản lượng ước thu hoạch được và hạch toán chi phí đầu tư trong thời gian nuôi, hộ tham gia mô hình thu được lợi nhuận 167 triệu đồng/0,3ha sau 3 tháng nuôi, tương đương lợi nhuận cho 1ha là trên 550 triệu đồng/vụ.

  • Chế biến sâu giúp tăng giá trị sản phẩm mực xà Quảng Nam

Với hoạt động khai thác, Khai thác mực xà là nghề truyền thống từ lâu đời của ngư dân ở Quảng Nam. Tuy nhiên do việc sơ chế thủ công mất nhiều thời gian và không đảm bảo được chất lượng, những năm qua, sản phẩm mực xà ở Quảng Nam chủ yếu xuất thô sang các thị trường với giá cả bấp bênh. Trước thực tế này Công ty TNHH Sáng tạo công nghệ TKT Việt Nam đã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ tự động hóa để chế tạo máy sơ chế mực xà trước khi phơi”, áp dụng trên tàu cá của một ngư dân địa phương, qua đó, giúp rút ngắn thời gian, tăng chất lượng, đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Với hiệu quả mang lại, chính quyền địa phương khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư máy sơ chế để nâng cao chất lượng mực xà, đem lại giá trị lớn hơn sau mỗi chuyến biển.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu đã giảm hơn 1.800 tàu cá

Trong lĩnh vực chống khai thác IUU, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, từ năm 2017 đến nay tỉnh đã giảm hơn 1.800 tàu cá và hiện còn 4.450 tàu, trong đó hơn 2.700 tàu hoạt động vùng khơi, chiếm hơn 60%. Theo quy hoạch, lộ trình điều chỉnh cơ cấu nghề đến năm 2030, tỉnh sẽ tiếp tục giảm số lượng tàu cá tối thiểu thêm 12% để bảo đảm phát triển khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân theo hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 30/7/2024: Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu

Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lo thiếu nguyên liệu; Người nuôi tôm gặp khó vì ô nhiễm nguồn nước; Chế biến sâu giúp tăng giá trị sản phẩm mực xà Quảng Nam.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển