Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao

Nâng cao trình độ chế biến thủy sản để giữ phân khúc thị phần cấp cao; Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS; Vùng nuôi tôm vào vụ quan trọng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nâng cao trình độ chế biến để giữ phân khúc thị phần cấp cao

Thưa quý vị và bà con, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP cho biết, thực tế từ những biến động thị trường thời gian qua cho thấy, lựa chọn tập trung vào các sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị gia tăng là chiến lược kinh doanh phù hợp cho các doanh nghiệp thủy sản. Do vậy, đang có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông VASEP nhìn nhận, tại các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, sản phẩm giá trị gia tăng đang là lợi thế của Việt Nam. Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản vẫn còn nhiều thách thức, thời gian tới các doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm để thu hút người tiêu dùng và giữ vững phân khúc thị phần cấp cao.

  • Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về thủy sản, Thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU, từ đầu năm 2024 đến nay, các đơn vị trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã vào cuộc tích cực của các đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, khắc phục các hạn chế, tồn tại bấy lâu nay. Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, chỉ trong vòng 4 tháng, các lực lượng chức năng đã phát hiện 118 tàu cá mất kết nối VMS. Sau khi phát hiện các tàu cá mất kết nối, lực lượng chức năng đã tìm mọi cách liên hệ thông báo cho chủ tàu, nắm bắt nguyên nhân, nhắc nhở và yêu cầu bật thiết bị kết nối với hệ thống giám sát hành trình tàu cá khi đi hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Tuyệt đối không được vượt qua ranh giới cho phép.

  • 45 vùng nuôi tôm của Hà Tĩnh vào vụ sản xuất quan trọng nhất năm

Với hoạt động nuôi trồng, thời điểm này, 45 vùng nuôi tôm tập trung ở 6 huyện, thị ven biển của tỉnh Hà Tĩnh đang gấp rút vào cuộc hướng tới vụ nuôi quan trọng nhất năm đảm bảo an toàn, thắng lợi. Vụ tôm xuân hè này là yếu tố quyết định cho việc hướng tới mục tiêu thả nuôi 2.250 ha tôm các loại, sản lượng 5.900 tấn tôm thương phẩm trong năm 2024 của toàn tỉnh. Nhờ chuẩn bị chu đáo nên từ đầu tháng 4 đến nay, các vùng nuôi tôm trên toàn tỉnh đã có khoảng 70% diện tích ao hồ được xuống giống, tôm phát triển tốt, chưa xuất hiện dịch bệnh; số diện tích còn lại sẽ được tiếp tục thả nuôi phủ kín và thả gối vụ từ nay cho đến hết tháng 6.

  • Phát triển kinh tế thủy sản nhờ mở rộng địa giới

Còn tại tỉnh Bắc Kạn, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, là xã mới sáp nhập từ hai xã Thượng Giáo và một phần xã Cao Trĩ. Sau hơn ba năm sắp xếp thành xã mới, hoạt động của chính quyền xã đã ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, nhờ sáp nhập, diện tích mặt sông mở rộng theo địa giới mới nên Thượng Giáo có điều kiện phát triển kinh tế thủy sản hiệu quả hơn. Xã Thượng Giáo đã thành lập Hợp tác xã thủy sản Sông Năng, là hợp tác xã duy nhất nuôi cá lồng trên sông Năng ở Ba Bể. Sau ba năm, Hợp tác xã hoạt động ổn định, đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm thủy sản, nâng cao thu nhập cho thành viên và các hộ dân liên kết sản xuất. Sản phẩm bán ra được đánh giá cao về chất lượng và đã bắt đầu có thương hiệu.

  • Phát triển nuôi cá bống mú trong ao đất

Nghề nuôicá bống mú trong ao đất là ngành nghề có triển vọng rất lớn tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang vì là địa phương giáp biển. Hiện nay, tại xã Bình An có trên 30 hộ nuôi cá bống mú trong ao đất với diện tích trên 30ha. Trong đó, mô hình của ông Trần Kỳ Bá, tại ấp Ba Núi, được coi là mô hình điển hình để bà con học hỏi kinh nghiệm. Hiện, gia đình ông có 8 ao nuôi cá mú, mỗi ao 100m2, hằng năm thả khoảng 10.000 con cá giống, đến vụ thu hoạch, trừ đi hao hụt còn khoảng 7.300 con, trọng lượng trung bình 0,8kg/con khi xuất bán. Với giá khoảng 200.00-210.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư thả nuôi gia đình thu lời trên 300-400 triệu đồng mỗi năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao

Nâng cao trình độ chế biến thủy sản để giữ phân khúc thị phần cấp cao; Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS; Vùng nuôi tôm vào vụ quan trọng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em
Thời sự

Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em; Tập huấn 5 mô hình điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Sầu riêng Đắk Lắk rụng vì 'sốc nhiệt'.

Tăng cường khả năng ứng phó thiên tai cho trẻ em
Thời tiết nông vụ ngày 20/5/2024: Đề phòng tác động mạnh của mưa lớn
Thời sự

Cơ quan khí tượng cảnh báo, do tác động của mưa lớn, cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Thời tiết nông vụ ngày 20/5/2024: Đề phòng tác động mạnh của mưa lớn