Chắt chiu nguồn nước từ vụ xuân

Vụ lúa xuân năm nay tại Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như khô hạn, dịch bệnh... bà con đang thực hiện nhiều giải pháp để chắt chiu nguồn nước.

Thanh Nga  | 10:37 20/03/2024

Chắt chiu nguồn nước từ vụ xuân

Tự động

Chắt chiu nguồn nước từ vụ xuân

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, dải đất miền Trung nắng khô, mưa lụt. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng tự bao đời, người dân nơi đây vẫn biết thích nghi để mà tồn tại, để mà vươn lên. Vụ lúa xuân năm nay tại Bắc Trung bộ đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như khô hạn, dịch bệnh…Vậy người dân nơi đây có phương thức nào để đối mặt với những thách thức này? Bây giờ chúng ta cùng về Hà Tĩnh để xem cộng đồng nơi đây chắt chiu nguồn nước tưới quý giá nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra. Ghi nhận của phóng viên Thanh Nga tại Hà Tĩnh.

Âm thanh xả nước hồ chứa.

MC2: Cánh đồng lúa 7ha ở xứ đồng Đội Tuyệt, thôn Đông Nam, xã Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh là một trong những diện tích vừa được UBND thành phố Hà Tĩnh tích tụ thành cánh đồng lớn sản xuất đồng nhất một giống từ vụ xuânnăm 2024. Thời điểm này, lúa đang ở giai đoạn cuối đứng cái, chuẩn bị làm đòng. Để đảm bảo nguồn nước cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất, cán bộ thủy nông Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang kiểm tra lại hệ thống kênh tưới, thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiến hành mở cống cấp nước cho bà con từ ngày 14/3 đến 30/4. Ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết, Công ty TNHH MTV thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang quản lý, vận hành 34 hồ chứa, đập dâng và 432 km kênh mương. Hơn 300 con người của doanh nghiệp này trong nhiều năm qua đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ tưới sản xuất cho hơn 45 nghìn ha lúa; cấp nước nuôi trồng thủy sản hơn 500 ha. Riêng vụ Xuân năm 2024, diện tích tưới là hơn 22 nghìn ha.

Băng:1

Mặc dù ngành thủy lợi Hà Tĩnh đã chủ động tạo, cấp nguồn nước nhưng theo dự báo vụ hè thu sắp tới, một số diện tích cuối kênh, cao cưỡng sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới, đặc biệt là các diện tích ở huyện miền núi Hương Khê. Bởi hầu hết hồ chứa ở địa phương này là hồ nhỏ, phụ thuộc hoàn toàn nguồn nước trời, nếu sắp tới không có mưa bổ sung tình trạng hạn hán vào cuối vụ là khó tránh khỏi. Anh Trần Đình Tâm, cán bộ thủy lợi, Phòng NN-PTNT huyện Hương Khê lo ngại:

Băng: 2

Theo tổng hợp của Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, hiện mực nước tại các hồ chứa trên toàn tỉnh đều đang đạt dung tích từ 60 – 90 % mực nước thiết kế. Các hồ chứa lớn như Kẻ Gỗ, Sông Rác, Tàu Voi, Ngàn Trươi – Cẩm Trang nguồn nước không có gì đáng ngại, đảm bảo cân đối tưới sản xuất và dân sinh trong cả năm 2024. Tuy nhiên, những hồ chứa nhỏ mực nước khá thấp, tỷ lệ hao hụt, thất thoát nước trong quá trình tưới khá lớn nên cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tiết kiệm nguồn nước cho vụ hè thu.

Ông Nguyễn Việt Đức Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh cho biết,Chi cục Thủy lợi cũng đã tham mưu UBND tỉnh, Sở NN-PTNT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, các công ty thủy nông trên địa bàn, căn cứ dung tích nước cụ thể của từng hồ chứa để xây dựng kế hoạch tưới chi tiết, trên tinh thần sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Ông Nguyễn Việt Đức Phó khuyến cáo thêm:

Băng:

MC1: Vâng thưa quý vị và bà con, Câu tục ngữ “nhất nước” vẫn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức sử dụng nguồn nước đúng mục đích, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng. Nongnghiep Radio tin rằng, với những giải pháp quyết liệt của ngành chuyên môn, đặc biệt là cán bộ thủy nông ở Hà Tĩnh trong việc vận hành nước tưới tiết kiệm, vụ sản xuất lúa xuân năm 2024 sẽ dành thắng lợi, hạn chế được tình trạng thiếu nước sản xuất và dân sinh trong mùa nắng hạn. Bênh cạnh đó cũng mong bà con nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt cũng như sản xuất. Có như vậy Hà Tĩnh nói riêng và miền Trung nói chung sẽ không bị khô trong mùa hạn này.

MC 2: Bây giờ sẽ là một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực thủy lợi.

MC 1 tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Hiện tỉnh Kon Tum đã bước vào mùa khô, đến giữa tháng 3, lượng nước của 172 hồ chứa, đập dâng trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn khoảng từ 40 - 70% dung tích. Tại các hồ chứa lớn của tỉnh, lượng nước vẫn còn nhiều. Đến nay diện tích cây công nghiệp, chủ yếu cà phê đã tưới xong đợt 3, lúa chỉ còn hơn 1 tháng nước là hết tưới. Theo tính toán của đơn vị quản lý các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum, căn cứ vào lượng nước trong hồ và thời gian tưới còn lại, nguồn nước từ các công trình thủy lợi sẽ đảm bảo cho sản xuất vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, với các công trình thủy lợi, đập dân nhỏ phụ thuộc nước đầu nguồn về, nếu nắng hạn kéo dài đến cuối vụ có khả năng xảy ra hạn cục bộ.                         

MC 2: tin 2

Thương tự, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang vào cao điểm mùa khô, nhiều tháng qua trên địa bàn tỉnh này không xuất hiện mưa, trời nắng, khô hanh, nguồn nước các sông, suối đang tiếp tục xuống thấp nên tình trạng hạn hán, thiếu nước đã xuất hiện trên một số khu vực. Đơn cử như tại huyện Xuyên Mộc, nhiều diện tích mía, chuối, thanh long và các loại cây trồng khác của bà con đều rơi vào cảnh thiếu nước. Trước thực trạng này, phòng NN-PTNT Huyện Xuyên Mộc cho biết, chính quyền địa phương đã ban hành kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn, khuyến cáo nông dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ, lập lịch tưới cụ thể cho từng công trình và từng khu vực sản xuất, thường xuyên kiểm tra khu tưới để kịp thời điều phối nước cho phù hợp thực tế.

MC 1: tin 3

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 vừa phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiến hành bàn giao các công trình đường giao thông nông thôn, thủy lợi và nước sinh hoạt thuộc Dự án đầu tư xây dựng Khu Kinh tế - Quốc phòng Khe Sanh giai đoạn 2 cho người dân. Trong 6 công trình này, có 1 công trình cấp nước sinh hoạt và 3 công trình thủy lợi thôn. Qua đó, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho gần 200 hộ dân, nước tưới tiêu cho hơn 125 ha ruộng lúa nước và cây hoa màu... Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của địa phương, giúp người dân canh tác ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lai.

Tự động

Chắt chiu nguồn nước từ vụ xuân

Vụ lúa xuân năm nay tại Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như khô hạn, dịch bệnh... bà con đang thực hiện nhiều giải pháp để chắt chiu nguồn nước.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Phóng sự

Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.

Nữ kỹ sư đam mê với 'hạt ngọc trời'
Hướng sản phẩm cây vụ Đông tới xuất khẩu
Phóng sự

Tỉnh Sơn La tiếp tục định hướng các vùng nguyên liệu, cấp mới và duy trì mã số vùng trồng, bởi đây chính là 'hộ chiếu' để nông sản Sơn La vươn ra thế giới.

Hướng sản phẩm cây vụ Đông tới xuất khẩu