Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn
Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn; Gieo trồng đảm bảo thời vụ tránh rét, khô hạn; Tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín tuyến xã tại Kiên Giang.
Quỳnh Anh | 09:28 20/11/2024
Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 20/11 sẽ có những nội dung chính sau: Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn; Gieo trồng đảm bảo thời vụ tránh rét, khô hạn; Tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín các tuyến xã tại Kiên Giang.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 20/11/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Logo Nong nghiệp 24h
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
- Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn
Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới” diễn ra hôm qua, hiện cả nước có hơn 7.300 đập, hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3. Các hồ chứa thủy lợi “gánh” nhiều nhiệm vụ trọng yếu như: Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong sau cơn bão số 3 vừa qua. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Việc sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp còn chậm
Theo Bộ NN-PTNT, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30 năm 2014 và Kết luận số 82 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đến nay, nhận thức, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về nội dung này đã được nâng lên. Việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp cùng với đầu tư, xây dựng các công trình lưỡng dụng góp phần thúc đẩy sản xuất, xây dựng nông thôn mới, xoá đói, giảm nghèo nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, nhất là vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.. Tuy nhiên việc sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, còn 37% công ty nông,lâm nghiệpchưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới.
-
Gieo trồng đảm bảo thời vụ tránh rét, khô hạn
Trước những thông tin dự báo về tình hình thời tiết từ nay tới cuối năm, để phòng trừ có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây hại cây trồng, Sở NN-PTNT Gia Lai đã đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hướng dẫn người dân vệ sinh đồng ruộng, nương rẫy ngay sau khi thu hoạch và thực hiện tốt việc cải tạo đất để hạn chế các mầm bệnh gây hại vụ tiếp theo. Đồng thời, khuyến cáo người dân sử dụng các giống sạch bệnh, giống mới có khả năng kháng bệnh tốt, cho năng suất, chất lượng cao vào canh tác, gieo, trồng đảm bảo thời vụ nhằm tránh rét, tránh khô hạn, tăng cường hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, tăng cường theo dõi, điều tra, dự báo và có phương án xử lý cụ thể và hiệu quả đối với các loại sâu bệnh có khả năng gây hại mạnh trên từng loại cây trồng…
- Tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín các tuyến xã tại Kiên Giang
Là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, Kiên Giang rất chú trọng công tác khuyến nông và đã thành lập hệ thống khuyến nông khá sớm. Theo Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, từ năm 1991, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập hệ thống khuyến nông. Với lực lượng ban đầu chỉ có 25 nhân sự, hệ thống khuyến nông Kiên Giang đã nhanh chóng tăng mạnh lên đến gần 500 người. Đây là lực lượng chuyên môn thuộc ngành nông nghiệp sát cánh cùng địa phương trong tổ chức sản xuất, ra đồng cùng nông dân giám sát đồng ruộng, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Khi Bộ NN-PTNT có chủ trương giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thành lập hệ thống tổ khuyến nông cộng đồng ở các địa phương, tỉnh Kiên Giang cũng có những thuận lợi nhất định và đến nay đã kiện toàn, thành lập được 116 tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín tuyến xã trên toàn tỉnh.
- Ngành chăn nuôi Bình Thuận tiếp tục chuyển dịch tích cực
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 10 trang trại được công nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và 1 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và được phép xuất khẩu.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, việc quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi ở nước ta gặp nhiều thách thức do biến đổi khí hậu khiến tần suất và cường độ mưa lũ tăng. Bên cạnh đó, hầu hết các hồ chứa thủy lợi được xây dựng trước năm 2000, khi thiết kế chưa đánh giá hết khả năng thoát lũ ở hạ du, tại nhiều khu vực, nhu cầu nước cho sản xuất lớn hơn khả năng đáp ứng của hồ chứa… Điều này khiến nhiều công trình đập, hồ chứa nước phải “gánh” những nhiệu vụ nặng nề suốt thời gian dài và đang đối mặt với nguy cơ xuống cấp. Do đó, việc tìm ra và áp dụng các giải pháp vận hành an toàn đập, hồ chứa trong tình hình mới là điều quan trọng để đảm bảo hệ thống thủy lợi hoạt động hiệu quả, đáp ứng đa mục tiêu. TS Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam chia sẻ:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 20/11/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tiếp và làm việc Đoàn Uỷ ban liên chính phủ Mông Cổ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội thảo góp ý xây dựng "Đề án phát triển công nghiệp sinh học thành ngành Kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực nông nghiệp".
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Dự Khai mạc Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24. Sau đó, Dự "Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam - Mông Cổ".
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Trao đổi với Điều phối viên Thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam. Sau đó, dự Lễ Kỷ niệm ngày Trẻ em thế giới 2024 với chủ đề "Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu".
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo Dự án Quản lý rừng và đất rừng bền vững tại cảnh quan lưu vực sông Ba. Sau đó, dự Lễ công bố "Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn Voi Việt Nam đến năm 2035 tầm nhìn 2050".
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo công tác chuẩn bị Hội nghị toàn thể PSAV - Hợp tác công tư thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm và nông nghiệp. Sau đó, Dự họp tại Văn phòng Trung ương Đảng.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn
Chủ động thông tin giúp vận hành đập, hồ chứa nước an toàn; Gieo trồng đảm bảo thời vụ tránh rét, khô hạn; Tổ khuyến nông cộng đồng phủ kín tuyến xã tại Kiên Giang.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Tại Trung bộ, ảnh hưởng không khí lạnh và nhiễu động gió nên mưa rào diện rộng. Bắc bộ duy trì hình thái lạnh khô, đề phòng cháy ở nhiều nơi.
Thêm 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc gia; Giá cam Hà Tĩnh cao nhất trong khoảng 10 năm; Người trồng thu hoạch cà phê trong niềm vui lớn.