Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh

Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh; Phê duyệt dự án quản lý tổng hợp nguồn nước gần 1.400 tỷ đồng tại Điện Biên; Công bố dịch lở mồm long móng tại Hướng Hóa.

Quỳnh Anh  | 09:52 19/08/2024

Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh

Tự động

Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Phê duyệt dự án quản lý tổng hợp nguồn nước gần 1.400 tỷ đồng tại Điện Biên
  • Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh
  • Công bố dịch lở mồm long móng tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
  • Cao Bằng thiệt hại gần 5,5 tỷ đồng do mưa lũ, sạt lở
  • Sóc Trăng dành hơn 860 tỷ giải quyết thách thức biến đổi khí hậu
  • Hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa
  • Tăng năng suất hành tím 25% ở vùng khô hạn
  • Trao chứng nhận chuyển đổi sản xuất hữu cơ năm thứ 2 cho bưởi Phúc Trạch

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Phê duyệt dự án quản lý tổng hợp nguồn nước gần 1.400 tỷ đồng tại Điện Biên

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa phê duyệt Quyết định về Đề xuất Dự án “Quản lý tổng hợp nguồn nước nhằm phục vụ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên", sử dụng vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp. Mục tiêu đầu tư dự án nhằm: Đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho 35.000 người dân và 21.000 ha đất nông nghiệp để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với 2 cây trồng chủ lực là Mắc ca, Cà phê địa bàn huyện Tuần Giáo, phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tổng mức đầu tư của dự án gần 1.400 tỷ đồng.

  • Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh

Trong tuần qua, Trường Chính sách công và Phát triển Nông thôn phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH hệ sinh thái VOS HOLDINGS tổ chức tọa đàm ‘Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho tín chỉ carbon’. Theo thông tin tại Tọa đàm, tín chỉ carbon đang được quan tâm trên toàn cầu. Đây là một trong những nội dung giúp các quốc gia phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Nằm trong dòng chảy ấy, Việt Nam cũng đang quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp khó trong nhiều vấn đề liên quan tới tín chỉ carbon như khung pháp lý, khả năng đánh giá, đo lường thực tế. Đặc biệt là vấn đề nguồn nhân lực bởi đây được xem là yếu tố khởi nguồn để xây dựng các nội dung liên quan đến tín chỉ carbon. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Công bố dịch lở mồm long móng tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị

UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định công bố dịch lở mồm long móng tại xã Húc, đồng thời công bố danh sách vùng uy hiếp, vùng đệm. UBND huyện Hướng Hóa cấm vận chuyển trâu, bò và sản phẩm trâu, bò ra ngoài vùng dịch; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, buôn bán, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các xã còn lại, đặc biệt là tại các xã trong vùng uy hiếp. Đồng thời, cấm vứt xác trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò ốm chết ra ngoài môi trường; tổ chức tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh, sản phẩm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo hướng dẫn. Đồng thời, yêu cầu UBND xã có dịch chịu trách nhiệm công bố, tuyên truyền và thông báo trên địa bàn xã quản lý trong thời gian có dịch, tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh lở mồm long móng trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò ra, vào vùng dịch.

  • Cao Bằng thiệt hại gần 5,5 tỷ đồng do mưa lũ, sạt lở

Trong tuần qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa diện rộng, một số khu vực mưa to đến rất to, mưa lớn gây ngập úng cục bộ, sạt lở đất tại một số địa phương gây thiệt hại nhà ở, tài sản, công trình hạ tầng tại địa phương. Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất làm 85 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; trên 166 ha diện tích lúa, hoa màu bị ngập nước. Gần 50 con lợn, hơn 1.000 con gà bị chết do ngập úng nước; ảnh hưởng 10 ao với khoảng 500 kg cá trong hệ thống ao của Trung tâm Khuyến nông và giống nông lâm nghiệp. Giá trị thiệt hại ước tính gần 5,5 tỷ đồng.

  • Sóc Trăng dành hơn 860 tỷ giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Sóc Trăng là một trong 10 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia dự án Dự án Chống chịu khí hậu và Chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL. Đến nay địa phương đã hoàn thiện đề xuất dự án. Dự kiến tổng nguồn vốn huy động để triển khai các hoạt động tăng cường khả năng ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu khoảng 860 tỷ đồng. Trong đề xuất này, Sóc Trăng sẽ phát triển hệ thống thủy lợi cho các tiểu vùng. Cụ thể là xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao, bảo vệ khu vực dân cư, sản xuất, trước tác động của sụt lún đất, nước biển dâng và nguy cơ ngập diện rộng. Từ nay đến đến năm 2030, địa phương tập trung các giải pháp nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê cấp I, bao gồm đê biển và đê dọc theo các sông chính để bảo vệ những khu vực trọng yếu của vùng. Hệ thống đê cấp II bảo vệ các công trình thủy lợi. Đê cấp III bảo vệ các ô bao nội đồng quy mô nhỏ.

  • Hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trước khi vụ hè thu 2024 chuẩn bị đến giai đoạn thu hoạch, để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông do việc đốt rơm rạ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa. Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế được giao chủ trì, phối hợp với các địa phương hỗ trợ việc áp dụng cơ giới hóa trong thu gom vận chuyển rơm rạ; khuyến cáo người dân ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

  • Tăng năng suất hành tím 25% ở vùng khô hạn

Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận phối hợp với UBND xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải vừa tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình canh tác cây hành tím thích ứng với biến đổi khí hậu. Mô hình được triển khai tại một hộ gia đình với quy mô 0,15ha. Mô hình áp dụng kỹ thuật tạo rãnh luống thấp, tăng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh so với kỹ thuật sản xuất truyền thống. Qua đó giúp giảm thất thoát nước, tăng khả năng chống chịu của cây hành trong điều kiện khô hạn. Cùng với đó là áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp. Với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật này, mô hình đã mang lại hiệu quả trong việc hạn chế số lần sử dụng thuốc BVTV, qua đó giúp tăng năng suất 25%, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

  • Trao chứng nhận chuyển đổi sản xuất hữu cơ năm thứ 2 cho bưởi Phúc Trạch

Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh vừa trực tiếp kiểm tra một số vườn bưởi, đồng thời tiến hành trao chứng nhận sản phẩm trong giai đoạn chuyển đổi phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ cho tổ hợp tác sản xuất bưởi Phúc Trạch hữu cơ thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê. Năm nay là năm thứ hai 11 hộ dân tổ hợp tác thôn Ngọc Bội sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ, với diện tích 4ha. Sản lượng dự kiến thu hoạch ước đạt 45 tấn/năm. Theo bà con, toàn bộ diện tích bưởi này nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất hữu cơ từ khâu kiểm nghiệm mẫu đất, nước, chăm sóc, bón phân hữu cơ, không sử dụng thuốc BVTV hóa học. Đồng thời, tiến hành thu hoạch đúng giai đoạn nhằm đưa sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, cới những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về nhiệm vụ trung hòa carbon vào năm 2050 để giải quyết biến đổi khí hậu, thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách quan trọng, trong đó có các chính sách cho phép giao dịch tín chỉ carbon, nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp và cộng đồng vào công cuộc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Liên quan tới thị trường tín chỉ carbon, mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng. Vì vậy, việc đào tạo, nâng cao hiểu biết về khả năng hấp thụ và giảm thải carbon của từng lĩnh vực là vô cùng cần thiết. Tại tọa đàm ‘Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho tín chỉ carbon’ diễn ra mới đây, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Namtóm lược 6 vấn đề chính để giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về tăng trưởng xanh:

Băng

Quỳnh Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh

Chung tay kiến tạo nền kinh tế xanh; Phê duyệt dự án quản lý tổng hợp nguồn nước gần 1.400 tỷ đồng tại Điện Biên; Công bố dịch lở mồm long móng tại Hướng Hóa.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển