Cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính

Phương Linh - Bá Thắng - Quỳnh Chi - Diệu Linh - Thứ Sáu, 16/08/2024 , 11:08 (GMT+7)

Trước xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh, Chính phủ ngày càng chú trọng vấn đề giảm phát thải và xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn cao về carbon.

Ngày 16/8, Tọa đàm "Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường carbon" được tổ chức tại Trường Chính sách và Phát triển nông thôn. Tại Tọa đàm, GS.TS Võ Xuân Vinh đã chia sẻ về những cam kết của Chính phủ về vấn đề giảm phát thải nhà kính.

Ngày 16/8, Tọa đàm "Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường carbon" được tổ chức tại Trường Chính sách và Phát triển nông thôn. Ảnh: Thanh Thủy.

Theo ông Vinh, kể từ 2021, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ về biến đổi khí hậu toàn cầu tại COP26, đồng thời thực hiện cam kết khác trong khu vực ASEAN và các đối tác khác về năng lượng toàn cầu.

Cụ thể, Việt Nam đã tham gia vào Hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng như tham gia Liên minh Hành động Khí hậu Châu Á (APCAA). Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của Đối tác Năng lượng Toàn cầu (GEP), một sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững và chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Về chiến lược tăng trưởng xanh, năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, hướng tới phát triển kinh tế xanh và bền vững. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg và Nghị định 06/2022/NĐ-CP nhằm mục tiêu phát triển tăng trưởng xanh, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Ông Vinh đánh giá, việc xây dựng, triển khai thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích và nguồn thu cho Việt Nam. Đặc biệt, ngành Nông nghiệp nước ta lại có lợi thế lớn khi tham gia vào thị trường carbon trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp đi đầu trong bán tín chỉ carbon.

Năm 2023 là một bước tiến quan trọng khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng)…

Vì vậy, ông Vinh hy vọng Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào thị trường toàn cầu hơn nữa, đặt mục tiêu trong năm nay và năm sau bán thêm 5 triệu tín chỉ, nâng tổng số lượng carbon bán ra lên 25 triệu tín chỉ. Dự kiến, dịch vụ hấp thu và lưu giữ carbon rừng sẽ là một trong những lợi thế cúa Việt Nam trong giai đoạn tới.

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thanh Thủy.

Bên cạnh đó, truyền thông và phát triển nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng. Thực hiện trên quan điểm “muốn phát triển xanh, con người phải là trọng tâm”, tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

Để chuyển biến và tham gia vào thị trường carbon, cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan. Đồng thời, thực hiện các chiến lược từ ngoại giao, khí hậu đến công nghệ.

Trên cơ sở đó, cần đào tạo, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và các chuyên gia để thực hiện bài bản các bước từ đo đạc, báo cáo đến thẩm định. Đồng thời, áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh. Các cơ quan, đơn vị cần thúc đẩy, nâng cao nhận thức của người dân, hướng đến phát triển một đất nước xanh, bền vững.

Ngoài các chương trình đào tạo, ông Vinh khuyến khích các viện đào tạo và nghiên cứu cố gắng tham gia vào mạng lưới đào tạo quốc tế về tín chỉ carbon, với mục tiêu chia sẻ cùng Chính phủ trong triển khai thực hiện các chính sách, cam kết và lộ trình tăng trưởng xanh.

Phương Linh - Bá Thắng - Quỳnh Chi - Diệu Linh
Tin khác
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…

Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp
Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp

Giá ca cao thế giới năm nay tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Giá ca cao ở Việt Nam cũng tăng kỷ lục, nhưng sản lượng đã giảm nhiều.