Để hương vị xoài An Giang bay xa hơn

Là một trong hai tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL, với mong muốn trái xoài An Giang mở rộng được thị trường, người trồng xoài nơi đây đã có cách làm khác.

Lê Hoàng Vũ  | 

Để hương vị xoài An Giang bay xa hơn

Tự động

Kính gửi bài DA RADIO Xúc tiến đầu tư Nông  nghiệp.

 

Để hương vị xoài An Giang bay xa hơn

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình đầu tư nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con!

An Giang là một trong 2 địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất khu vực ĐBSCL, chỉ đứng sau tỉnh Ðồng Tháp với diện tích hơn 10.000ha xoài các loại như: xoài keo, xoài hạt lép, xoài cát Hòa Lộc… trong đó một số loại xoài đặc biệt thơm ngon là xoài keo, xoài hạt lép... Thế nhưng xoài này lại chủ yếu tiêu thụ nội địa, số lượng xuất khẩu lại rất khiêm tốn. Mong muốn trái xoài An Giang mở rộng được thị trường, chinh phục nhiều thị trường khó tính trên thế giới, giời đây, người trồng xoài ở An Giang đã có cách làm khác. Ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp radio.

MC 2: Huyện An Phú, địa phương giáp với biên giới nước bạn Campuchia thế nhưng có diện tích trồng xoài lớn thứ 2 trong tỉnh An Giang, với diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đạt trên 600 ha, trong đó có hơn 60 mã số vùng trồng và có vùng trồng xoài keo theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích hơn 360 ha. Trong đó có HTX nông nghiệp Long Bình, ở huyện An Phú có khoảng 90ha diện tích liên kết trồng xoài Keo trên địa bàn huyện An Phú cũng là một trong những HTX sản xuất xoài Keo lớn nhất huyện. Ông Huỳnh Thanh Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết, các nông dân tham gia liên kết với HTX đều tuân thủ đúng quy trình canh tác an toàn, đảm bảo trái xoài không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoạt chất cấm, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng để  phục vụ xuất khẩu.

 

Băng 1- Ông Huỳnh Thanh Minh,.

Để có những vùng nguyên liệu xoài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu qua các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc… và chinh phục các thị trường khó tính khác trên thế giới, các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, HTX và người dân đã nỗ lực phấn đấu rất lớn với quá trình hơn 10 năm đàm phán gian nan và thử thách. Hiện trái xoài đã đảm bảo các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ…

Ông Nguyễn Minh Hiền, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc HTX GAP Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chia sẻ.

Băng 2 -  Ông Nguyễn Minh Hiền,

 

Còn đối với huyện Chợ Mới, địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh An Giang, với tổng diện tích khoảng 7.200 ha các loại xoài như: xoài tượng da xanh, xoài hạt lép, xoài cát Hòa Lộc… trong đó xoài tượng da xanh là hơn 4.200 ha. Cây xoài tượng da xanh được nông dân trồng từ 2001. Đến năm 2009, được phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm này, địa phương đã làm lễ công bố xuất khẩu 2 lô xoài đầu tiên sang các thị trường khó tính với tổng số lượng của 2 lần này lên đến hàng chục tấn.

Ông Lâm Anh Tú, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết, cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân không ngừng đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ngành nông nghiệp còn hỗ trợ tích cực cho nông dân trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển vùng sản xuất xoài, tập huấn, tuyên truyền vận động người dân sản xuất theo hướng an toàn, Vietgap, hỗ trợ cấp mã số vùng trồng… nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường.

Băng 3 – Ông Lâm Anh Tú, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới

Trong hoạt động sản xuất xoài An Giang xuất khẩu, ngoài việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, bà con nông dân còn thúc đẩy mạnh mẽ việc liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa tổ chức nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp, thực hiện sản xuất theo đúng quy trình, kỹ thuật, theo yêu cầu doanh nghiệp liên kết.

Theo ông Nguyễn Đình Mười, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩuVina T&T, đơn vị liên kết với nông dân sản xuất xoài xuất khẩu của tỉnh An Giang, trái xoài của tỉnh An Giang có chất lượng rất tốt, được người tiêu dùng tại nhiều nước ưa chuộng. Công ty TNHH Xuất nhập khẩuVina T&T cũng mong muốn kết nối với tỉnh An Giang mang tính bền vững, lâu dài hơn nữa trong tương lai.

 

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, hiện nay diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt hơn 13.000ha, chủ yếu là xoài, chuối, bưởi, cam, quýt… Trên thực tế, nông dân canh tác xoài đạt lợi nhuận cao hơn nhiều mô hình khác. Ðối với những vùng chuyên canh xoài như cù lao Giêng ở huyện Chợ Mới, tỉnh hỗ trợ hạ tầng, hệ thống thủy lợi, hướng nông dân trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ nông dân đạt chứng nhận chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ… Ðồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến, liên kết tiêu thụ xoài theo hướng bền vững, hạn chế rủi ro khi lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Băng 4 - Ông Nguyễn Sĩ Lâm,

MC1: Thưa quý vị và bà con, phát triển vùng xoài chất lượng cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xuất khẩu bền vững, bước đầu khẳng định vị thế trái xoài An Giang trên thị trường quốc tế khó tính. Đây là bước ngoặt, có ý nghĩa quan trọng đối với ngành nông nghiệp địa phương, không chỉ mang lại cơ hội kinh tế lớn mà còn giúp thúc đẩy hình ảnh và uy tín của nông sản địa phương trên thị trường quốc tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức lại sản xuất, phát triển HTX, tổ hợp tác gắn với vùng nguyên liệu xoài. Từ đó liên kết được ngày càng nhiều hơn diện tích xoài của địa phương và đồng thời góp phần đẩy mạnh thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, nhằm chuyển đổi sản xuất, thích nghi với điều kiện thực tế, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

 

MC 2: Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực đầu tư Nông  nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2024-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh đang mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào 8 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó bao gồm: dự án liên kết xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao có quy mô diện tích khoảng 15.000ha; Dự án vùng cây ăn quả, dược liệu, vùng nguyên liệu chất lượng cao gắn với nhà máy chế biến; Dự án xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến hoa quả, đóng gói trái cây xuất khẩu; Dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng cao nguyên Vân Hòa, quy mô diện tích khoảng 300ha; Dự án xây dựng các trang trại chăn nuôi bò thịt và gia cầm trên địa bàn tỉnh; Dự án vùng sản xuất và chăn nuôi tập trung quy mô diện tích khoảng 1.000ha; Dự án khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, quy mô diện tích khoảng 100ha và Dự án khu nuôi trồng thủy sản vùng biển hở, quy mô diện tích khoảng 700ha.

Mc 2: tin 2

Mặc dù đã đầu tư ngân sách xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến chân tường rào song nhiều vùng nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng vẫn khó thu hút nhà đầu tư. Vướng mắc về đất đai vẫn đang là trở ngại rất lớn. Đơn cử, Tại địa bàn huyện Hòa Vang hiện đã có 3 vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch chi tiết, tron đó có vùng Nông nghiệp công nghệ cao Hòa Phú với diện tích hơn 20ha. Mặc dù đã hoàn thành xong dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhưng dự án chưa thể bàn giao do chưa có chủ thể quản lý. Huyện Hòa Vang đã tổ chức họp dân và triển khai kêu gọi, thu hút đầu tư nhưng do vướng về thủ tục đất đai, người dân và doanh nghiệp trong vùng dự án không thống nhất việc thực hiện nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

MC 1: tin 3

UBND tỉnh Ninh Thuận cho hay, thời gian qua, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Ninh Thuận tập trung huy động các nguồn lực triển khai thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp như tăng cường tuyên truyền về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhờ đó, đến nay toàn tỉnh có hơn 565 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt giá trị sản xuất trên 900 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh cũng đặt mục tiêu có khoảng 30 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động có hiệu quả, trong đó mỗi huyện có từ 4-6 dự án, ưu tiên lựa chọn phát triển sản phẩm đặc thù có tiềm năng xuất khẩu…

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

        Lê Hoàng Vũ (Thực hiện)

Tự động

Để hương vị xoài An Giang bay xa hơn

Là một trong hai tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL, với mong muốn trái xoài An Giang mở rộng được thị trường, người trồng xoài nơi đây đã có cách làm khác.

Lê Hoàng Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Quyết tâm trồng rừng, để rừng vươn ra thế giới
Phóng sự

Xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn là địa phương điển hình của Tuyên Quang về phát triển kinh tế rừng. Đây cũng là xã đầu tiên của tỉnh có diện tích rừng FSC.

Quyết tâm trồng rừng, để rừng vươn ra thế giới
Giá trị Việt được nuôi dưỡng bởi dòng nước ngọt lành
Phóng sự

Sản xuất nông nghiệp có thuận lợi hay không, mùa màng có bội thu hay không, phụ thuộc phần lớn vào việc nguồn nước có dồi dào, chất lượng hay không.

Giá trị Việt được nuôi dưỡng bởi dòng nước ngọt lành