Gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, vì đâu?
Thời tiết thay đổi, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Chính thói quen không mấy khoa học của người dân cũng khiến ngộ độc thực phẩm gia tăng.
Lê Bình - Yến Nhi | 11:22 05/06/2024
Gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, vì đâu?
Thời tiết thay đổi, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Chính thói quen không mấy khoa học của người dân cũng khiến ngộ độc thực phẩm gia tăng.
Thưa quý bà con,
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Ngày nay, khi tràn lan thực phẩm bẩn, rau củ quả vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu, khi ngộ độc thực phẩm ngày càng phổ biến.
Nhất là gần đây, liên tiếp xảy nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn về câu chuyện thức ăn sạch, an toàn, họ xem đây là yếu tố đầu tiên khi lựa chọn thực phẩm.
Lý giải cho những sự việc này, theo các chuyên gia, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.
Đối với điều kiện nắng mưa thay đổi thất thường như hiện tại, nhiều người dân lao động vẫn giữ thói quen ăn uống như cũ. Ông Nguyễn Văn Năm, 58 tuổi, sống ở Bến Tre cho hay:
“Tui làm hồ, mấy chục năm nay sáng vợ nấu cơm mang cơm theo rồi trưa ăn. Ăn vậy mấy chục năm rồi. Bỏ cơm vô hộp đâu có con gì bu vào được nên có gì đâu mà thiu, mà hư hao gì’’
Công việc tất bật của các tiểu thương ở chợ khiến những bữa ăn sáng của họ hầu như không lúc nào trọn vẹn. Có những bữa sáng được kéo dài đến trưa, thức ăn được đựng tạm bợ trong những chiếc tô nhựa, hộp xốp, bịch nilon,.. bàn ăn là ngay tại lề đường, bên cạnh các lối đi tấp nập người qua lại. Chị Bích, một tiểu thương tại chợ Hồ Trọng Quý, Quận 6 cho biết:
Chợ nhiều lúc sáng bán hàng cho khách, nhiều khi kêu đồ ăn sáng ví dụ như cháo, để tới trưa nó lạnh ngắt, đâu có gì đâu đậy lại. Để đó khi nào bán xong rồi ăn. Nhiều khi ăn 1 -2 muỗng rồi khách tới. Ăn đại thôi. Cũng có khi ăn bị đau bụng, thì bỏ. Ví dụ như bánh mì trời này để tới trưa hay thịu lắm, ăn nửa bỏ nửa. Chịu thôi
Còn đối với cô Nguyễn Thị Giang, do hoàn cảnh chỉ sống có một mình, mỗi ngày cô chỉ nấu ăn 1 lần vào buổi sáng và ăn cho cả ngày. Cô Giang nói:
Tui ở một mình, nấu cơm từ sáng tới chiều, đồ ăn cũng nấu từ sáng ăn tới chiều. Trưa thì không hâm đồ ăn đâu, để chiều mới hâm luôn..
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, từ tháng 4 - 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm.
Để hiểu rõ những nguy cơ đối với sức khoẻ từ những vụ ngộ độc thực phẩm, cách để bảo quản thực phẩm trong thời tiết hiện tại. Mời quý bà con cùng lắng nghe những chia sẻ của ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng.
Câu hỏi:
Câu 1: Thưa bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là gì và những dấu hiệu nào để chúng ta nhận biết ngộ độc thực phẩm ạ?
Câu 2: Ngộ độc thực phẩm như bác sĩ nói, gây hại cho sức khoẻ rất nhiều, vậy cụ thể, còn có những tác hại gì cho cơ thể hay không và những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ạ?
Câu 3: Mùa nắng nóng và giao mùa là yếu tố khách quan dẫn đến Mùa nắng nóng và giao mùa là yếu tố khách quan dẫn đến việc gia tăng những trường hợp ngộ độc thực phẩm. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo quản thực phẩm trong mùa nắng nóng? Có những món ăn nào dễ nhiễm khuẩn mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý trong mùa nắng nóng ạ?
Câu 4: Lúc nãy bác sĩ có nói về yếu tố tủ lạnh, thì nhiệt độ tủ lạnh bảo quản ở ngưỡng an toàn cho thực phẩm của mình. Tuy nhiên, ngoài việc chúng ta cần bảo quản riêng đồ sống, đồ chín thì có những lưu ý gì khi chúng ta bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ạ?
Câu 5: Để đề phòng ngộ độc thực phẩm, BS có lời khuyên gì cho quý thính giả NongnghiepRadio ạ?
Thưa quý bà con, thực tế cho thấy, ngộ độc thực phẩm luôn là nguy cơ hiện hữu nếu các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm không tuân thủ đúng những quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, ở phạm vi gia đình, mỗi người dân cần chú ý trong quá trình lựa chọn nguyên liệu và bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chuyên gia chúng tôi có thể phần nào giúp quý bà con hiểu rõ thêm về nguy cơ, biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm, thay đổi những thói quen ăn uống không còn phù hợp trong tình hình thời tiết hiện tại. Từ đó bảo vệ sức khoẻ, an toàn của bản thân và gia đình.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý bà con, hẹn gặp lại trong chương trình kỳ sau. Thân ái chào tạm biệt.
Gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, vì đâu?
Thời tiết thay đổi, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Chính thói quen không mấy khoa học của người dân cũng khiến ngộ độc thực phẩm gia tăng.
Lê Bình - Yến Nhi
Tin liên quan
Các chương trình
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể dễ bị nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về thận, suy tim, mù lòa...