‘Nâng niu’ giống nếp vải bản địa

Phong trào làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp sản phẩm gạo nếp vải bản địa Ôn Lương được lan tỏa giá trị và có thương hiệu trên thị trường.

Đào Thanh  | 

‘Nâng niu’ giống nếp vải bản địa

Tự động

‘Nâng niu’ giống nếp vải bản địa

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở llaij với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.

Thưa quý vị và bà con, nế Để hiểu rõ hơn về hành trình phát triển sản phẩm gạo bản địa này, mời quý vị cùng theo chân phóng viên Nông nghiệp Radio về với vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên.

MC2:

Chị Nguyễn Xuân Huế, Phó Giám đốc HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương, huyện Phú Lương dẫn chúng tôi đi giữa cánh đồng mênh mông phủ xanh bởi giống nếp vải Ôn Lương rộng 100ha. Mấy năm nay khi người dân ý thức được việc khôi phục vùng nếp vải truyền thống của cha ông để lưu truyền văn hóa nguồn cội đã giúp giống nếp vải trở thành sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập và nuôi sống đời sống của người nông dân. Người ta gọi là nếp vải, bởi giống lúa ấy khi chín cho hạt thóc có màu đỏ quả vải chín.

Chị Huế kể rằng, gạo nếp quê mình ngon, nhưng có một thời ế lắm! Nhiều hộ đã bỏ ruộng mà đi làm công nhân tại thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận. Nhìn những hạt lúa giống không được gieo xuống ruộng đồng mà cứ để treo trên gác bếp, ruộng thì cứ ròng rã ngày nối này cỏ mọc um tùm, chị quyết tâm khôi phục lại giống nếp quý.

Trích băng chị Nguyễn Xuân Huế 1

MC2: Những lần đi họp thôn, xã, chị Huế nghe cán bộ ở huyện, tỉnh đều bảo rằng: Loại gạo ngon như thế này ở Thái Nguyên rất hiếm, giữ được giống gạo thơm ngon không chỉ giữ được giống mà con giữ được gốc rễ văn hóa của làng. Thế là chị và các thành viên HTX quyết tâm trồng và khôi phục giống lúa quý ấy. Nhiều người làng bảo chị liều, chị dại.

Biết gian khó nhưng chị vẫn làm. Và khi cái máu đam mê ngấm sâu vào con người chị thì hương nếp vải Ôn Lương đã nối liền từ bờ ruộng cạnh lũy tre đầu làng đến cánh đồng cạnh khu đường quốc lộ đều xanh tốt rì rào.

Sự chăm chỉ và quyết tâm của chị Huế cùng các thành viên trong HTX được bù lại bởi những giải thưởng mỗi khi gạo nếp vải của làng chị làm bánh mang đi các hội thi trong và ngoài tỉnh đều đạt giải cao. Khi có thương hiệu và đạt sao OCOP, giá gạo nếp vải Ôn Lương từ 20.000 đến 25.000 đã tăng lên 50.000 đồng mỗi kg. Năm 2023, HTX thu mua và xuất ra thị trường khoảng 20 tấn gạo.

Trích băng chị Nguyễn Xuân Huế 2

MC2: Cùng với gạo nếp vải thì phong trào làm nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP được mở rộng tại các địa phương trên địa bàn xã Ôn Lương không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân mà con có ý nghĩa lớn về môi trường.

Ông Đào Quốc Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ôn Lương, huyện Phú Lương chia sẻ, những nhu cầu vội vã của con người về năng suất, về cuộc sống mưu sinh đã làm đất bạc màu, đất bị tổn thương và những người nông dân, chủ HTX như chị Nguyễn Xuân Huế ở xã Ôn Lương đã vàng đang góp phần cải tạo lại đất, giúp đất khỏe và cho những sản phẩm nông nghiệp tốt, bền vững với thời gian. Phát triển nông nghiệp tốt gắn với chương trình OCOP cũng là hướng đi xuyên suốt mà các cấp chính quyền ở địa phương hướng tới trong tương lai.

Trích băng ông Đào Quốc Tuấn

MC1:

Thưa quý vị và bà con! Vượt qua khó khăn nhọc nhằn, chị Nguyễn Xuân Huế và các thành viên trong HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương đã hình thành được cánh đồng lúa hữu cơ rộng lớn trù phú tốt tươi; hình thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Cũng nhờ đó, gạo nếp vải Ôn Lương trở thành sản phẩm quen thuộc hơn, được người dùng tin tưởng lựa chọn, đóng góp vào hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ của huyện Phú Lương và cả tỉnh Thái Nguyên.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con

Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM vừa trao khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho Tổ chức Seed to Table để triển khai dự án “Phát triển cộng đồng bền vững thông qua đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm và quản lý kinh doanh” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Dự án được triển khai tại Đồng Tháp tập trung trong 3 lĩnh vực: nông nghiệp hữu cơ, chế biến nông sản và quản lý kinh doanh. Trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương. Năm nay là năm thứ hai dự án được tiếp tục viện trợ với tổng số vốn viện trợ là 195.277 USD.

MC 2: tin 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tăng lượng sử dụng phân bón hữu cơ nông nghiệp chiếm tối thiểu 30% so với tổng lượng phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp; lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng. Ít nhất 70% số huyện, thị xã, thành phố xây dựng được mô hình sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học gắn với chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của địa phương.

MC 1: tin 3

Xã An Hòa là địa phương có diện tích rau màu và cây ăn quả nhiều nhất huyện An Dương, TP Hải Phòng. Trước đây, thu nhập của người dân xã An Hoà chủ yếu từ cấy lúa và trồng củ đậu. Về sau này, khi cấy lúa ngày càng kém hiệu quả, nhiều hộ đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan. Theo bà con nơi đây, Trồng giống ổi lê Đài Loan cho thu hoạch quanh năm, giá bán tuỳ từng thời điểm, có khi lên đến 22.000 đồng/kg, đạt 17 - 18 triệu/sào, cao gấp nhiều lần cấy lúa và các cây trồng khác. Các hộ dân đều được quán triệt canh tác theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Thời gian tới, Phòng NN-PTNT huyện An Dương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất của TP Hải Phòng, nhất là trong thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ, hướng hữu cơ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

Tự động

‘Nâng niu’ giống nếp vải bản địa

Phong trào làm nông nghiệp hữu cơ đã giúp sản phẩm gạo nếp vải bản địa Ôn Lương được lan tỏa giá trị và có thương hiệu trên thị trường.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên