Vùng 'ngọt hóa Cà Mau' ngóng công trình thủy lợi
Bước vào mùa khô, vùng ngọt hóa của Cà Mau liên tục bị ảnh hưởng bởi thiếu nước ngọt và sụt lún nghiêm trọng, bà con ngóng công trình thủy lợi từng ngày.
Trọng Linh | 10:21 20/03/2024
Vùng ngọt hóa Cà Mau ngóng công trình thủy lợi
MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.
Thưa quý vị và bà con, với ba mặt giáp biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL cũng như trong cả nước. Đặc biệt, những năm gần đây, tình hình sạt lở, sụt lún tại địa phương này ngày càng gia tăng với mức độ khốc liệt hơn, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của hàng chục nghìn hộ dân. Ghi nhận của phóng viên Trọng Linh, phóng viên Báo NNVN thường trú tại Cà Mau:
MC 2:
Tuy mới bước vào mùa khô chưa được bao lâu mà vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời liên tục bị ảnh hưởng bởi thiếu nước ngọt và sụt lún nghiêm trọng một số tuyến đường giao thông nông thôn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện này đã xảy ra 407 vị trí sụt lún, sạt lở đất với tổng chiều dài hơn 10,6 km, làm hư hỏng hơn 7,7 km lộ bê-tông và một số hạ tầng nông thôn khác do Nhà nước đầu tư, thiệt hại ước tính ban đầu hơn 13,7 tỷ đồng. Ông TRẦN TẤN CÔNG, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết;
PB 3
“Hạn hán năm 2024 rất là nghiêm trọng và hậu quả đã xảy ra trên vùng ngọt của huyện Trần Văn Thời, vùng TVT có 2 vùng sản xuất mặn và ngọt cho nên việc điều tiết nước phục vụ hài hòa cho cả hai vùng là hết sức khó khăn, mặc dù được cấp trên quan tâm đầu tư, chính quyền và nhân dân tìm nhiều cách cải thiện. Tuy nhiên vấn đề dư, thiếu nước vẫn xảy ra chưa khắc phục triêt để”.
MC 2:
Địa bàn nặng nhất tại Trần Văn Thời là khu vực vùng ngọt xã Khánh Hải với hơn 100 vị trí sụt lún, sạt lở; kế đó lần lượt tại các xã Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Đông…, mỗi nơi xuất hiện vài chục vị trí sụt lún, sạt lở làm hư hỏng đường giao thông, ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Nhất là đang trong cao điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân năm nay. Ông NGUYỄN TRUNG HẬU, ấp Bình Minh 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau chia sẻ:
PB 4
“Mùa khô về rất sớm làm cho mực nước rất thấp rồi nó làm cho ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và làm cho đường lộ bị sụt, những tuyến lộ mới làm khoản 1 năm nay sụt rất nhiều, nó làm cho cái trì trệ việc trở lúa thóc của người dân”.
PB 5
MC 2:
Theo Nhận định bước đầu của ngành chức năng địa phương, nắng hạn gay gắt khiến nước bốc hơi nhanh, cộng với việc bơm tát nước phục vụ sản xuất đã làm cho hầu hết các tuyến kênh, rạch vùng ngọt huyện Trần Văn Thời nhanh chóng khô cạn. Trong khi đó, cao độ đáy kênh sâu, chênh lệch độ cao giữa mặt đường và mực nước rất lớn làm mất phản áp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đường dọc theo các tuyến kênh, rạch. Ông NGUYỄN MINH HIẾU, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết:
PB 6:
“Đối với xã Khánh Hưng là chỗ sản xuất nông nghiệp cho bà con bơm tác, rồi hạn hán kéo dài do mực nước sông giựt xuống rất là nhanh, rồi đối với lòng sông nói chung là hạn hẹp, rồi sâu rồi dẫn đến sụt lở rất là nhiều”.
MC 2:
Một số Giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu tình trạng sụt lún, sạt lở được đưa ra là: Theo dõi việc bơm nước phục vụ sản xuất của người dân, không để bơm nước tràn lan làm khô cạn kênh, mương gây thiệt hại. Quản lý chặt chẽ các phương tiện nạo vét, múc kênh rạch, không để các phương tiện thực hiện khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Hạ tải một số tuyến đường có nguy cơ cao xảy ra sụt lún, sạt lở… Tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tự giác tham gia phòng, chống sạt lở, sụt lún, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng. Ông LÊ VĂN SỬ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết:
PB 9:
Ông LÊ VĂN SỬ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Quan điểm chỉ đạo của tỉnh Cà Mau là phải thực hiện nghiêm theo phương chăm 4 tại chỗ và phải thực hiện theo phân cấp. Có nghĩa là trách nhiệm của cấp nào là cấp đó phải xử lý, đặc biệt là phải có sự tham gia tích cực của người dân. Thì dù cho tình hình mùa khô năm nay có khóc liệt hơn, nhưng mà chúng ta hy vọng rằng cái thiệt hại nó được giảm thiểu hơn.
MC 2:
Theo PGS, TS LÊ ANH TUẤN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, phải có liên kết vùng trong xử dụngnguồn nước của ĐBSCL vì vùng Cà Mau thì bị ảnh hưởng mặn gần như quanh năm. Nguồn nước mặt ngọt thì không có nhiều, do đó người dân xử dụng nước ngầm nhiều hơn. Cho nên phải chia sẽ nguồn nước giữa phía trên và phía dưới, chúng ta phải làm những công trình chuyển nước ngọt về bán đảo Cà Mau để giảm áp lực khai thác nước ngầm.
Băng;
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, trong khi đang chờ đợi dự án cống Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn hai đi vào hoạt động để được chia sẽ nguồn nước ngọt về bán đảo Cà Mau . thì hiện tại Cà Mau và các tỉnh trong khu vực luôn tập trung mọi nguồn lực và vận động toàn dân chung sức phòng, chống hạn mặn. Đồng thời, đảm bảo vừa ngăn mặn hiệu quả, vừa phục vụ sản xuất và giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa, nông sản cho người dân trong vùng khô hạn, sụt lún đường một cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống.
MC2: Bây giờ sẽ là một số tin tức về hoạt động phòng chống thiên tai vừa diễn ra:
MC1: Thưa quý vị và bà con, theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia thì từ ngày 19/3, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 4-5. Cơ quan khí tượng cũng cho biết, ảnh hưởng của không khí lạnh khá mạnh này sẽ gây ra thời tiết sấu trên biển. Cụ thể, ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-4,0m. Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
MC2: Thưa quý vị, trước những diễn biến bất thường của đợt không khí lạnh này, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển. Theo đó, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về diễn biến thời tiết, thiên tai và biện pháp ứng phó gió mạnh trên biển trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
MC 1: Vâng, và thực hiện Công điện này thì Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh Bình Thuận cũng đã thông báo và đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thị xã, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió mạnh trên biển. Các cơ quan, đơn vị thường trực tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các địa phương ven biển rà soát, chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời tham gia ứng phó cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Riêng Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, gió mạnh, sóng lớn trên biển, thông báo kịp thời đến các huyện, xã vùng biển, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân trong cộng đồng biết để chủ động ứng phó, phòng tránh kịp thời.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại./.
Vùng 'ngọt hóa Cà Mau' ngóng công trình thủy lợi
Bước vào mùa khô, vùng ngọt hóa của Cà Mau liên tục bị ảnh hưởng bởi thiếu nước ngọt và sụt lún nghiêm trọng, bà con ngóng công trình thủy lợi từng ngày.
Trọng Linh
Tin liên quan
Các chương trình
Với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, người Sán Chay đã từng bước hình thành nên mô hình du lịch cộng đồng.
Sầu riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố thời tiết nên những năm gần đây, tỷ lệ nhà vườn xử lý thành công sầu riêng vụ nghịch không cao.