Chung sức, đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng

Nhận thức rừng là nguồn tài nguyên quý, mang lại giá trị về nhiều mặt, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp chung sức bảo vệ, phát triển rừng.

Tiến Thành  | 20:05 18/12/2023

Chung sức, đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng

Tự động

Thưa quý vị và bà con, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đã tạo sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trong tỉnh Quảng Ninh, mở ra hướng đi mới trong bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, tạo động lực quan trọng cho lâm nghiệp phát triển nhanh, bền vững.

Hiện nay, huyện Ba Chẽ là một trong những địa phương sở hữu diện tích rừng lớn của tỉnh Quảng Ninh với gần 60.000ha rừng và đất rừng. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ kiểm lâm tại huyện miền núi Ba Chẽ rất mỏng. Hạt kiểm lâm Ba Chẽ hiện chỉ có 6 cán bộ kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Đây được xem là khó khăn lớn đối với ngành kiểm lâm Quảng Ninh nói chung và ở Ba Chẽ nói riêng.

Khi ánh mặt trời chưa xuyên qua làn sương mờ buổi sáng sớm, các cán bộ kiểm lâm tại trạm Lương Mông, huyện Ba Chẽ đã nhanh chóng chuẩn bị vật dụng cần thiết để lên đường thực hiện công tác bảo vệ rừng.

Những ngày cuối năm, thời tiết dường như trở nên khắc nghiệt hơn. Cái rét căm căm như cắt da cắt thị từ những cơn gió mùa khiến cho ai ai cũng cảm giác như bị hóa đá.

Chỉ tay về phía cánh rừng rậm rạp, anh Bàn Văn Dũng, Trạm trưởng trạm kiểm lâm xã Lương Mông bộc bạch:

Băng anh Bàn Văn Dũng (băng 1)

Diện tích rừng lớn, đặc biệt, rừng tập trung ở vùng sâu, vùng cao, giao thông khó khăn dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng trở thành áp lực và nếu chỉ riêng lực lượng kiểm lâm thì khó có thể quản lý hết. Chính vì vậy, lực lượng kiểm lâm rất cần những cánh tay nối dài để phối hợp, hỗ trợ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Anh Bàn Văn Dũng chia sẻ:

Băng anh Bàn Văn Dũng (băng 2)

Đồng hành cùng các cán bộ kiểm lâm xã Lương Mông, anh Bàn Văn Khoa, trưởng thôn Khe Giấy, dù mới tham gia công tác bảo vệ rừng, nhưng với anh, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, đi kèm với đó là trách nhiệm cao. Chính nhờ những người trưởng thôn như anh Khoa, việc tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng đến từng người dân được sát sao hơn, người dân nắm được thông tin để từ đó tuân thủ theo đúng quy định, giúp cho những cánh rừng nơi đây luôn an toàn.

Anh Bàn Văn Khoa cho biết:

Băng anh Bàn Văn Khoa (băng 3)

Hiện nay, đối với lực lượng kiểm lâm huyện Ba Chẽ, ngoài lực lượng mỏng, các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng rất hạn chế và thiếu thốn. Chính vì vậy, công tác kiểm lâm ở huyện miền núi nơi đây lại càng khó khăn gấp nhiều lần.

Ông Phạm Thanh Tùng, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện Ba Chẽ chia sẻ:

Băng ông Phạm Thanh Tùng (băng 4)

Vâng thưa quý vị, xác định để làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng cần phải có sự vào cuộc của người dân ở khu vực có rừng, vì vậy, Hạt Kiểm lâm huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Trung tâm truyền thông văn hóa và các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng đến mọi người, mọi nhà. Từ đó, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của những cánh rừng trong việc phát triển kinh tế lâm nghiệp ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

PHÓNG SỰ 2 – ĐỐI THOẠI

Thưa quý vị và bà con, nhận thức rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh - quốc phòng, mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thời gian qua, nhiều địa phương sở hữu rừng và các ban, ngành, đoàn thể, cùng với chính quyền các xã, thị trấn và chủ rừng đã chung sức, đồng lòng bảo vệ, phát triển rừng.

Từ đó, kinh tế lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển, an ninh rừng ổn định theo hướng bền vững.

Nông nghiệp Radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Khương, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh.

Câu hỏi 1:

- Thưa ông, xin ông hãy cho biết công tác quản lý, bảo vệ rừng có vai trò như thế nào với đời sống người dân hiện nay?

Trả lời 1 (băng 5)

Câu hỏi 2:

- Thưa ông, xin ông cho biết hiện nay trong công tác bảo vệ rừng ở Quảng Ninh có những thuận lợi như thế nào?

Trả lời 2: (băng 6)

Câu hỏi 3:

- Với việc diện tích rừng rộng, lực lượng cán bộ kiểm lâm và quản lý bảo vệ rừng mỏng, Chi cục Kiểm lâm đã có những phương án, kế hoạch như thế nào để tăng cường công tác bảo vệ rừng?

Trả lời 3: (băng 7)

TIN

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

Tin 1:

Thưa quý vị và bà con, vào giữa tháng 12/2023, một số tỉnhBắc Trung Bộđã thu được tiền từ bán tín chỉ carbon. Đây là một cơ hội để các tỉnh này nâng cao năng lực quản lý rừng, cải thiện đời sống cho người dân địa phương và thúc đẩy phát triển xanh. Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng của tín chỉ carbon, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Thiếu hụt khung pháp lý, hệ thống giám sát báo cáo kiểm toán, cơ chế phân phối lợi ích, năng lực nhân sự và tài chính, cạnh tranh quốc tế và biến đổi khí hậu. Giá tín chỉ carbon của Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế hiện vẫn còn khoảng cách khá xa với giá tín chỉ giao dịch tại châu Âu hay Mỹ. Do đó, cần có sự đồng thuận và hợp tác giữa các bên liên quan, cũng như sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, để xây dựng và vận hành thị trường carbon hiệu quả, công bằng.

Tin 2:

Cả nước ta đang có 59 tỉnh, thành phố có rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Theo các chuyên gia, để thực hiện hiệu quả hơn công tác quản lý, bảo vệ,phát triển rừng, phát huy lợi thế tài nguyên rừng cần xây dựng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó cần quy định rõ việc phân vùng lâm nghiệp trọng điểm, quan tâm chính sách đầu tư, chính sách chi thường xuyên, chính sách khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Nâng mức khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, nâng mức kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định cho Ban quản lý rừng đặc dụng. Hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm rừng đặc dụng từ 40 triệu đồng/thôn, bản/năm lên mức cao hơn.

Tin 3:

Theo bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, các chính sách về bảo vệ, phát triển rừng như: Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng, giao khoán rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, du lịch kết hợp với tài nguyên rừng tại các khu vực được cấp phép đã giúp đời sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số có nhiều đổi thay. Tuy vậy, những mô hình này còn khá ít và chưa được triển khai nhân rộng. Tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước đạt tới hơn 73%, nhưng người dân chưa thể sống được từ bảo vệ rừng. Hộ gia đình quản lý khoảng 20ha rừng thì một năm cũng chỉ có được khoảng 8 triệu đồng nếu ở xã đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy mới có những câu chuyện người dân vi phạm pháp luật liên quan đến phá rừng. Tỉnh Bắc Kạn mong muốn Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, nâng định mức khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng cho người dân để người dân phần nào bớt khó khăn.

Tin 4:

Năm 2023, công tác Quản lý, vảo vệ và phát triển rừng tại Yên Bái đã có sự chuyển biến tích cực. Hết tháng 12/2023, toàn tỉnh đã trồng mới 16.065 ha rừng, đạt 103,6% kế hoạch, ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%. Đến nay, toàn tỉnh đã có 23.096 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng, chứng nhận quế hữu cơ, đạt 71,7% kế hoạch. Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát.  Tính đến ngày 10/12, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 100 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,2 tỷ đồng. Về cháy rừng, mùa khô hanh 2022 - 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy rừng, thiệt hại 46,43 ha rừng.

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc chương trình Lâm nghiệp và phát triển hôm nay. Cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Chung sức, đồng lòng bảo vệ và phát triển rừng

Nhận thức rừng là nguồn tài nguyên quý, mang lại giá trị về nhiều mặt, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp chung sức bảo vệ, phát triển rừng.

Tiến Thành

Tin liên quan

Các chương trình

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào theo luật mới
Pháp luật

Chuyên mục Pháp luật với nhà nông hôm nay, Nông nghiệp Radio gửi đến quý vị quy trình thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai 2024.

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như thế nào theo luật mới
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/6/2024: Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng giáp ranh
Pháp luật

Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng rừng giáp ranh; Giúp bà con trồng rừng phát triển kinh tế; Xây dựng bản đồ trữ lượng carbon rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/6/2024: Phát hiện 565 vụ vi phạm tại vùng giáp ranh